CON DẠI CÁI MANG NGHĨA LÀ GÌ

CON DẠI CÁI MANG NGHĨA LÀ GÌ

Một trong số những điều quan trọng nhất của một con người là gia đình. Chính gia đình là nơi nuôi dưỡng, phát triển cái nôi cho sự hoàn thiện mỗi chúng ta. Điều đó được nhắc đến trong câu tục ngữ xa xưa sâu sắc “con dại cái mang” cho ta thêm những suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm về “đạo làm con” để ta có thêm nhiều xúc cảm, nhắc nhở ta những điều nên tránh, đem đến cho ta những thay đổi tích cực hơn.

Trong câu tục ngữ có nhắc đến những từ ngữ thân thuộc, ta có thể hiểu được phần nào, có thể thấy được mối liên hệ giữa những điều đó. Vâng, đôi từ “con-cái” ở đây, không gì khác chính là sự hiện diện lên hai thành phần trong gia đình đó là người con và người mẹ, người cha của họ, “dại” ở đây là sự mắc lỗi lầm còn “mang” chính là có lỗi có sự gánh chịu hậu quả dù cho có là vô tình hay cố ý. Và khi người con mắc tội, lỗi lầm gì đó, người mẹ, người cha chính là người phải chịu trách nhiệm vì đã “không dạy con”,gánh vác, giảm nhẹ tội lỗi đó giúp người con, chịu tai tiếng vì đã “không biết dạy con”- sự sỉ nhục đau đớn nhục nhã ê chề, kể cả khi tuổi đứa con còn nhỏ hay đã lớn, vì dễ hiểu đã làm cha mẹ là cả đời theo con.

Một lần nữa cho ta hiểu được rằng, sự giáo dục trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người làm cha làm mẹ là người chịu trách nhiệm xây dựng nên gia đình, rồi làm vất vả, vun đắp, hy sinh, dành tình yêu cho những đứa con, xem đó là những nguồn vui, mục đích của cuộc sống, đem đến hạnh phúc bền vững cho họ. Vẫn biết sinh được người con ra đã khó, đã đau đớn, đã là sự dồn tâm sức, tiền bạc, nhưng điều đó cũng chưa tính gì đến những tháng ngày đằng đẵng về sau, vì sự giáo dục chúng thành người khó hơn nhiều, không dạy con thành một người tử tế là tội lỗi rất lớn, sự dằn vặt vì đã không làm tròn nhiệm vụ.

Ta thường nghe thấy có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Vì dạy dỗ một đứa trẻ, cũng giống như chăm cái cây vậy, nếu cứ chăm bón, mà không có uốn nắm, tỉa tót như loại “cây cảnh”, thì đâu có giá trị cao. Hay cũng chỉ giống như loài “cây hoang, cây dại” vì nó sẽ mọc lung tung, không có hàng lối, không quy củ…. Con người nếu không có giáo dục, cũng sẽ trở thành mất nhân cách, vô ý thức, không có học, không có định hướng rõ ràng, dựa dẫm, liên tiếp vướng vào những tội lỗi không đáng có,…

Trong xã hội ngày nay, sự việc “con dại cái mang” diễn ra phổ biến. Trong định kiến, suy nghĩ của mọi người, thì người mẹ cầm giữ trọng trách quan trọng, việc “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” giờ đây vẫn thường được đem ra nói dù bất kể nông thôn hay thành phố. Vì người ta coi người mẹ tác động trực tiếp lên người con, vì người mẹ là người trách nhiệm xây dựng “tổ ấm”…. Đã có những trường hợp, do người mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con, không đánh, không trách, chỉ toàn cưng với nựng, để con thiếu ý thức tự lập, ăn chơi sa ngã, tệ nạn, vướng vào vòng vây pháp luật, điển hình là việc sống thử mang bầu trước khi cưới… Hay quá bận bịu không cân bằng được thời gian bên con, chia sẻ, chỉ gửi con cho người thân, chẳng quan tâm cảm xúc của con cái, thì đương nhiên, không sớm thì muộn, con cái sẽ lâm vào hoàn cảnh vô cùng “tệ hại, đáng thương”, và đến khi người mẹ nhận ra thì tất cả đã quá muộn màng, chẳng có cách nào làm lại.

Chỉ khi ta hiểu được điều đó, chỉ khi ta đã có gia đình, ta cần hiểu được việc này không phải của riêng ai. Một mình người mẹ quá vất vả nên cần cả sự trân trọng sự giúp đỡ, đồng lòng, hỗ trợ với người cha, sẽ giúp vượt qua được mọi chuyện, kể cả trong việc dạy dỗ, giúp con cái phát triển, cùng tìm cách chấn chỉnh chúng qua từng ngày, không bỏ mặc nó. Có như thế chúng mới không dễ mắc vào những sai lầm nghiêm trọng, những cám dỗ vô hình và hữu hình trong cuộc sống phức tạp này.

Trong xã hội ngày nay, sự việc “con dại cái mang” diễn ra phổ biến. Trong định kiến, suy nghĩ của mọi người, thì người mẹ cầm giữ trọng trách quan trọng, việc “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” giờ đây vẫn thường được đem ra nói dù bất kể nông thôn hay thành phố. Vì người ta coi người mẹ tác động trực tiếp lên người con, vì người mẹ là người trách nhiệm xây dựng “tổ ấm”…. Đã có những trường hợp, do người mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con, không đánh, không trách, chỉ toàn cưng với nựng, để con thiếu ý thức tự lập, ăn chơi sa ngã, tệ nạn, vướng vào vòng vây pháp luật, điển hình là việc sống thử mang bầu trước khi cưới…Hay quá bận bịu không cân bằng được thời gian bên con, chia sẻ, chỉ gửi con cho người thân, chẳng quan tâm cảm xúc của con cái, thì đương nhiên, không sớm thì muộn, con cái sẽ lâm vào hoàn cảnh vô cùng “tệ hại, đáng thương”, và đến khi người mẹ nhận ra thì tất cả đã quá muộn màng, chẳng có cách nào làm lại.

Chỉ khi ta hiểu được điều đó, chỉ khi ta đã có gia đình, ta cần hiểu được việc này không phải của riêng ai. Một mình người mẹ quá vất vả nên cần cả sự trân trọng sự giúp đỡ, đồng lòng, hỗ trợ với người cha, sẽ giúp vượt qua được mọi chuyện, kể cả trong việc dạy dỗ, giúp con cái phát triển, cùng tìm cách chấn chỉnh chúng qua từng ngày, không bỏ mặc nó. Có như thế chúng mới không dễ mắc vào những sai lầm nghiêm trọng, những cám dỗ vô hình và hữu hình trong cuộc sống phức tạp này.