HẠN XẤU TRONG TỬ VI

Hung cách

Bị ba nhóm hung sát tính Không Kiếp, Hỏa Linh, Kình Đà giáp cung đều là hung cách, nhưng sẽ ứng hung tượng khác nhau, hơn nữa, phải giáp cung có sao hung hoặc sao Hóa Kị, còn phải gặp lúc có sao Hóa Kị của đại vận hoặc lưu niên kích động mới ứng hung. Ví dụ, Kình Dương, Đà La giáp sao hung; Hỏa Linh giáp sao hung, Không Kiếp giáp sao hung.

Thất Sát có Kình Dương hoặc Đà La đồng cung hoặc hội chiếu, lúc lưu niên gặp Kình Dương hoặc Đà La đến quấy rối, sẽ xuất hiện hung tượng.

Sát tinh tụ tập ở tam phương là hung cách: Trường hợp cung nào của tam phương tứ chính cũng đều có sát tinh, là đúng. Lúc hành vận lại gặp các sao sát kị quấy rối, là ứng nghiệm hung tượng.

  • Song kị giáp sát tinh: Ba tầng sao Hóa Kị giáp sao hung (Ba tầng sao hóa là chi can năm sinh, can đại vận, can lưu niên; lúc luận đoán một sự việc trọng đại phải phối hợp xem ba tầng là mệnh bàn nguyên cục, đại vận bàn và lưu niên bàn; nếu luận đoán lưu thời, thì lưu nguyệt, lưu nhật, lưu thời cũng gọi là “ba tầng”).

Dưới đây là các hung cách gặp sao Hóa Lộc mà hiến thành cát cách:

  • Linh Xương Đà Vũ: Tổ hợp bốn sao Linh Tinh, Văn Xương, Đà La, Vũ Khúc, nếu thiếu Đà La, đến lưu niên có Lưu Đà có thể cấu tạo thành cách; nếu đã cấu tạo thành cách, gặp sao Hóa Lộc ắt ứng cát, gặp sao Hóa Kị ắt ứng hung.
  • Cơ Lương Dương hội: Trong tổ hợp Thiên Cơ, Thiên Lương, Kình Dương (hoặc Đà La): Thiên Cơ là cơ trí; Thiên Lương là giỏi phân tích; Kình Dương và Đà La là có nghị lực. Tổ hợp sao này là mang “trí tuệ và năng lực để đổi thành vật chất”, còn xuyên suốt từ đầu đái cuối, kết cấu nào cũng không sánh được.
  • Hình tù giáp ấn: Tổ hợp ba sao Liêm Trinh (hóa khí thành tù), Thiên Tướng (hóa khí thành ấn), Kình Dương (hóa khí thành hình phạt), lúc thiếu Kình Dương, Đà La thế cũng thành cách. Lúc Liêm Trinh Hóa Lộc là đầu óc tỉnh táo, sáng suốt, không phải là ác niệm; lúc Liêm Trinh Hóa Kị, quan lại và thương nhân câu kết nhau, làm đầy túi riêng, tham lam phạm pháp, lúc này Kình Dương (hoặc Đà La) là hành động ngoan cường, giúp Trụ bạo ngược, vì vậy khiến Thiên Tướng có tính công chính bị dính dáng liên lụy. Cách này khá có xu hướng phạm pháp, phạm kỷ luật.
  • Liêm Trinh, Thất Sát hội Kình Dương, Đà La: Tổ hợp Liêm Trinh, Thất Sát, Kình Dương (hoặc Đà La), là chủ về chôn thây trên đường. Thất Sát là Tướng Tinh, Liêm Trinh không ổn sẽ khiến Thất Sát bị ảnh hưởng, vì vậy dễ đánh giá sai thực lực của đối phương hoặc có hành vi đầu hàng địch, vi phạm kỷ luật hay phạm pháp, thân bại danh liệt hoặc đầu và thân ở hai nơi; nhưng cần phải bị sao Hóa Kị làm cho bùng nổ, mới hợp cách! Cách cục này khá thiên về sự cố bất ngờ.
  • Cách cục Mã đầu đới kiếm: Kình Dương độc tọa cung Ngọ, cung Ngọ là đất Hỏa Vượng, Kim nhập cung Ngọ, chỉ trong nháy mắt là luyện thành kiếm bén treo ở đầu ngựa, uy lực rất lớn, uy trấn biên cương, tuy phú quý nhưng không kéo dài.

Tổ hợp ba saọ Cự Môn, Hỏa Tinh, Kình Dương cũng tính là “Hiệp sát thành cách”. Hỏa Tinh là tích cực, Kình Dương là nghị lực tiễn thủ, là hai yếu tố lớn của sự thành bại! Nhưng thành hay bại, hoàn toàn do Lộc hay Kị kích động!

  • Hiệp sát cách: Là cách cục bị bốn nhóm sát tinh Hỏa Kình, Hỏa Đà, Linh Kình, Linh Đà giáp cung. Hiệp sát ách không có chính tinh, là không có mục tiêu để nỗ lực; Hiệp sát tinh cách có chính tinh, tùy theo tính của sao mà xuất hiện mục tiêu theo đuổi khác nhau. Ví dụ như Tử Vi có Hỏa Tinh, Kình Dương đồng cung hoặc hội chiếu, đặc tính của Tử Vi thành mục tiêu chủ yếu để theo đuổi.

Dưới đây là các hung cách gặp sao Không phá:

Tổ hợp sao Hỏa Tinh, Kình Dương bị Địa Không xung phá.

Tổ hợp sao Hỏa Tinh, Đà La bị Không Kiếp xung phá.

Tổ hợp sao Hỏa Tinh, Kình Dương bị Địa Kiếp xung phá.

Tổ hợp sao Hỏa Tinh, Đà La bị Địa Kiếp xung phá.

Tổ hợp sao Linh Tinh, Kình Dương bị Địa Không xung phá.

Tổ hợp sao Linh Tinh, Đà La bị Địa Không xung phá.

Tổ hợp sao Linh Tinh, Kinh Dương bị Địa Kỉếp xung phá.

Tổ hợp Linh Tinh, Đà La bị Địa Kiếp xung phá.

Tám nhóm cách cục này, gọi là “Hỏa không tắc phát” (lửa trống thì bộc phát) và “Kim không tắc minh” (Kim loại trống thì kêu), là hung cách biến thành cát cách. Lấy hai trường hợp đồng cung hoặc được song lộc giáp cung (đặc biệt lúc thành “Song Lộc Giáp Lộc” là tốt nhất) là cát tường nhất, lực bộc phát rất lớn. Nhưng nếu gặp kị giáp, là đột ngột xảy ra nạn tai thì lệnh nhân trở tay không kịp. Lúc gặp sao Hóa Lộc chiếu nhập cũng ứng hiện một số điều cát tường, nếu làm các nghề nghiệp như nghiên cứu, thiết kế, phát hiện nhân tài, sẽ được phát huy một cách thích đáng; nếu bị sao Hóa Kị xem phạm, thì sẽ xảy ra tình huống “hung mà không hoàn toàn hung”, tuy tổn thương nguyên khí, nhưng có cơ hội đến lại từ đâu, bởi vì lúc đại vận hoặc lưu niên có sao Hóa Lộc sẽ khiển nó “lập tức bùng phát”.

(2) Ác cách:

Tức hung cách biến thành ác cách, phần nhiều đều ứng hung tượng.

Kình Đà giáp kị, Hỏa Linh giáp kị, Không Kiếp giáp kị, gọi là “hung ác cách”, gặp nó càng hung, sao Hóa Kị trong đó bao gồm sao Hóa Kị của nguyên cục, đại vận, và lưu niên.

Hóa Kị hiệp sát thành cách: Sao Hóa Kị giáp bất kì nhóm nào trong các nhóm Hỏa Kình Dương, Hỏa Đà, Linh Kình, Linh Đà, đều thành cách cục “Hóa Kị hiệp sát thành cách”. Cung nào đó của tam phương hội nhập sao Hóa Kị hoặc tọa nhập sao Hóa Kị, còn hội nhập hoặc tọa nhập một trong bốn nhóm Hỏa Kình, Hỏa Đà, Linh Kình, linh Đà, cũng gọi là “Hóa Kị hiệp sát thành cách”, cách này không thể có bóng dáng Địa Không, Địa Kiếp.

Tam phương kị sát cách: Cung nào của tam phương tứ chính cũng đều có sát tinh và lúc có sao Hóa Kị, là đúng. Phân biệt với hung cách Tam phương có sát tinh tụ tập: cách cục sát tinh tụ tập mà không có sao Hóa Kị, Kị sát cách có sao Kị.

Tam kì xung khắc cách: Lúc Hóa Kị, Hóa Quyền, Hóa Khoa cùng lúc hội nhập cung nào đó, cung này sẽ hình thành tình trạng “Tam kì xung khắc”, là rất thê thảm, ắt sẽ có nạn tai.