PHÂN BIỆT TỲ HƯU, KỲ LÂN VÀ NGHÊ

CÁCH PHÂN BIỆT TỲ HƯU, KỲ LÂN VÀ NGHÊ

Nhận biết Kỳ Lân phong thủy

Đây là linh vật có đầu rồng, thân hươu, mắt sư tử, eo gấu, lưng hổ, đuôi lợn, móng ngựa, thường được chế tác chủ yếu bằng gỗ, đá, đồng hoặc ngọc quý. Đầu rồng là biểu tượng cho trí tuệ, quyền uy, sức mạnh. Còn thân hươu tượng trưng cho sự linh hoạt và nhanh nhẹn. Hình ảnh Kỳ Lân thường là biểu tượng đại tiện cho người quân tử, đấng nam nhi, có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách. Theo truyền thuyết, khi có Kỳ Lân xuất hiện là có quý nhân sinh ra, vì thế hình ảnh Kỳ Lân thường gắn liền với điểm lành.

Người ta thường trưng bày hay thờ cúng Kỳ lân phong thủy trong nhà với mục đích trấn trạch, trừ tà ma ngoại đạo. Đặc biệt là có tác dụng chiêu phúc, mong muốn sinh con, mang lại sự bình an và thuận hòa cho gia đình, con cái thông minh, hiếu thảo và học giỏi.

Nhận biết Tỳ hưu phong thủy

Tỳ hưu (hay được gọi là Kỳ hưu) là con của rồng với tạo hình sống động như đầu rồng có sừng, thân thì giống sư tử có thêm cánh, đặc biệt so với Kỳ Lân thì Tỳ hưu có phần hung giữ hơn. Tạo hình của Tỳ hưu nổi bật với hình ảnh miệng rộng, chỉ thích ăn vàng, mông to nhưng không có hậu môn. Vì thế mà Tỳ Hưu mang ý nghĩa hút tài lộc, của cải nhưng không bị thất thoát.

Nhiều gia đình cũng thường bày trí tượng Tỳ hưu cùng với cóc tài lộc để chiêu tài kim tiền và tài lộc. Ngoài ra Tỳ hưu còn có tác dụng trấn trạch để tránh tà khí, bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của bạn.

Nhận biết Nghê phong thủy

Nghê là linh vật phong thủy thuần Việt được tạo hình từ con chó thần. Đối với người dân Việt Nam thì chó là loài vật rất trung thành, rất gần gũi với con người, luôn bảo vệ chủ nhà, giúp trông nhà cửa mỗi khi gia chủ đi vắng, đồng thời giúp báo động mỗi khi có kẻ gian. Vì thế từ xa xưa các cụ ta đã tạc tượng chó đá để đặt trước cửa nhà nhằm mục đích xua đuổi tà ma, bảo vệ gia chủ khỏi thứ xấu vô hình.

Đặc điểm Nghê Tỳ Hưu Kỳ Lân
Chủng loại Là loài chó thần Là 1 loài con của Rồng Là linh vật đứng ngang hàng với Rồng trong bộ Tứ Linh
Nguồn gốc Việt Nam Trung Quốc Trung Quốc
Tác dụng Giữ nhà, bảo vệ chủ nhân, xua đuổi tà ma Chiêu tài, hút lộc, giữ của

Hộ mệnh, xua đuổi tà ma

Biểu tượng cho điềm lành, đại diện cho đấng quân tử, vượt qua khó khăn, thử thách, vận hạn
Sừng Không có sừng Có 1 hoặc 2 sừng nhọn Có 2 sừng như sừng hươu
Bờm Có bờm Không có bờm Có bờm dày 2 bên đầu
Cổ Ngắn, đeo lục lạc Ngắn Dài
Chân Chân chó Chân như chân sư tử Chân như chân ngựa/hươu
Thân mình Không có vẩy, dáng thanh Có hoặc không có vẩy, thân ngắn, mông to Có vẩy
Hình tượng trong phong thủy Thường có dáng quỳ phủ phục trên 2 chân sau, nhe nanh dữ tợn, chân vờn cầu hoặc vờn Nghê con, đuôi dài vắt ngược lên lưng Thường có dáng nằm phủ phục trên đống tiền, hoặc dáng đứng dữ tợn, mông rất to, lưng cõng tiền, không có hậu môn Thường có dáng như đang phi, miệng ngậm cầu hoặc chân dẫm lên cầu
Cách bài trí Đặt trước cửa nhà hoặc các công trình kiến trúc

Thường bày một đôi

 

Đặt trên bàn làm việc, trong két sắt, trên ban thờ thần tài … Đầu hướng ra cửa chính để thu hút tài lộc 4 phương cho gia chủ

Thường bày một đôi

Đặt trong phòng khách, tọa trước cổng

Dùng trong các dịp khánh thành công trình

Thường đứng một mình