Luận Đoán Tinh Bàn Trong Huyền Không Đại Quái
Phương Pháp Đọc Tinh Bàn Và Luận Đoán.
Luận Về Tinh Bàn
Sau khi đã có sơ đồ phi tinh, tiến hành luận đoán tốt xấu để có phương án bài trí cho phù hợp.
Vấn đề khảo sát các sao Vận-Sơn-Hướng (nhất là Sơn và Hướng) thì trước hết cần phải xét đến thời vận, xem chúng là sinh, vượng hay suy, tử. Sau đó mới xét tới hình thế Loan đầu xem chúng có đắc cách hay không? Như Sơn tinh vượng cần gặp núi hay nhà cao, Hướng tinh vượng cần có thuỷ hoặc cửa ra vào… Nếu chúng được như vậy thì dù ngũ hành có bị xung khắc cũng vẫn không có tai hoạ gì cả. Chỉ khi chúng đều là khí suy, tử, hoặc không đắc cách thì mới xét đến ngũ hành sinh, khắc để đoán biết hung hoạ mà thôi. Lấy thí dụ :cung KHẢM có các sao 7-8-3 (theo thứ tự Sơn-Vận-Hướng). Nếu là trong vận 7, sơn tinh 7 là vượng khí, nên nếu khu vực này có nhà cao thì chủ vượng nhân đinh, lại hoá sát của Hướng tinh số 3, chứ không có vấn đề khắc chế gì cả. Nhưng qua vận 8, sơn tinh 7 biến thành suy khí, khắc chế Hướng tinh 3, nên nhà này dễ bị trộm cướp hay tai hoạ hình thương, hay có bệnh về thần kinh… Chỉ có khi xét tới niên, nguyệt, nhật thời tinh thì mới dùng đến nguyên lý ngũ hành sinh, khắc làm chủ yếu. Còn giữa vận-sơn-
hướng khi xét đến sự sinh, khắc thì chủ yếu là giữa Hướng tinh và Sơn tinh, còn vận tinh chỉ có thể phụ hoạ thêm vào cái sinh hoặc khắc giữa 2 sao đó mà thôi.
Luận Về Sao Sơn Hướng
Hai cung quan trọng nhất đó là toạ và hướng, bởi hướng là nơi nạp Thiên khí vào nhà chủ quản hoạ phúc. Toạ là nơi nạp Địa khí chủ về nhân đinh, hậu vận. Mỗi cung toạ và hướng có các Phi Tinh Sơn và Hướng, căn cứ vào Sơn Tinh và Hướng Tinh kết hợp để luận đoán tốt xấu.
Luận phải lấy vượng làm chính, lấy suy làm ngược lại, vượng tinh thì tốt chủ cát lành, suy tinh thì chủ hung bại. Vượng tinh cần được sinh phù, suy tinh cần thu sơn xuất sát. Những cửa chính, cửa phụ được cát tinh sinh vượng chiếu nên sinh hoạt, đi lại nhiều hoặc mở cửa sổ lớn để đón khí. Trường hợp bị hung tinh suy tử chiếu thì cần có cách thức trấn yểm, hoá giải phù hợp, tốt nhất là hạn chế đi lại hoặc mở cửa ở phương khác tốt hơn.
Sự kết hợp của các cặp sơn – hướng tinh hoặc đường lối đi trong hay ngoài nhà tạo thành các cặp hướng tinh cũng nói lên nhiều ý nghĩa trong bố cục của căn nhà.
Những cách 1-6, 2-7, 1-4, 6-7 đều đáng kể và phải được đặc biệt chú tâm tới, nhất là nếu chúng lại có ngoại hình hay cấu trúc bên trong ứng hợp, mức độ tốt, xấu sẽ từ đó biểu hiện hoặc gia tăng khốc liệt. các cặp 1-6, 1-4 không bao giờ bị luận là suy tử, chỉ trừ khi bị ngoại hình bên ngoài làm hỏng mà thôi, còn thường thì chúng đều rất tốt đẹp. Cặp 2-7 chỉ tốt nếu chúng là vượng khí, hoặc đi với những khí sinh, vượng là Thổ như 5, 8. Còn nếu không thì cần phải đề phòng. Cặp 6-7 là Giao kiếm Sát thì chỉ trừ lúc 1 trong 2 sao là khí sinh, vượng thì không sao, còn nếu không thì sẽ có vấn đề tranh chấp hay bị trộm cướp hoặc án mạng.
Cũng có thể dùng 1-6, 2-7 để luận Ngũ hành sinh, khắc của cung này, nhưng như đã nói là vẫn phải để ý đến ngoại hình và thiết kế, cũng như động tĩnh của khu vực này trước, sau đó mới tính đến vấn đề Ngũ hành sinh khắc, và vì vậy sẽ có muôn ngàn trường hợp khác nhau, tuy rằng trạch vận căn nhà thì giống nhau. Lấy thí dụ như khu vực này của 1 căn nhà mà có hồ tắm thì 1-6 đắc thế, khu vực này có kim-thuỷ vượng, chủ sinh ra người tài hoa, văn chương cái thế, học hành giỏi dang. 2-6, nếu như khu vực này lại có núi thì lúc đó Sơn tinh 2 vượng, nhưng là tử khí nên là cách trong nhà phát sinh quả phụ, người đàn ông trong nhà nếu có giỏi dang cũng yểu chết, khó thành danh. Nếu chỗ đó có bếp cũng chủ nhân đinh suy bại, gặp năm niên tinh 7 tới hoá hợp thành Hoả tiên thiên 2-7 là Hoả vượng khắc Kim 6, sợ rằng người cha, người chủ gia đình có tai hoạ lớn. Cho nên Huyền Không là biến hoá, muôn hình vạn trạng, chứ không có 1 công thức nhất định tính độ vượng, suy của ngũ hành hoặc phi tinh.
Cặp 3-8/ 8-3 cũng vậy, tuỳ theo địa hình, cấu trúc mà tính chúng là tốt hay xấu trong vận 8. Nhưng thông thường thì chúng là tốt, nhất là nếu nơi đầu hướng có 8, bên mé phải hoặc trái lại có 3.
1-6: Hợp hoá thành thuỷ tiên thiên, nếu có nước thì đắc lôi quan thuỷ, lợi cho tài vận và công danh.
2-7: Hoà tiên thiên: Chủ bệnh tật nặng và lâu dài, rất có thể bị đau tim và cao máu.
7-9: Hoả hậu thiên : Bực bội, thần kinh căng thẳng.
4-9: Kim tiên thiên: Nếu ở cung càn thì công danh thuận lợi. học hành thi cử đỗ đạt.
3-8: Mộc tiên thiên: Đại lợi cho công danh và tài lộc.
9-2: Lưỡng âm hoả: Có chuyện xích mích, cãi cọ.
6-7: Thương kiến sát: Chủ về tai nạn thương tật hoặc trộm cướp.
2-7: Đấu ngưu sát: Chủ về tranh chấp dẫn đến đánh nhau.
3-7: Xuyên tâm sát: Chủ về cãi cọ, bất hoà,…
Các cung có các sao toàn âm (-) : 2;4;5;7;9. Vdụ: 9-4-7 hoặc 5-9-2; …Nếu có thuỷ ở đó là nguy hại cho ngườii đàn ông trong nhà, nên đoán nếu người chồng không bỏ nhà đi xa thì ắt phải chết sớm .
Tam ban quái ở trung cung (258; 369; 147): Gia đình hòa thuận, con cái ngoan hiền, có chí,…
Hỏa khí quá mạnh: Như nhà tọa dậu hướng mão vận 7: Đầu hướng có 2-7(hỏa tiên thiên) lại thêm vận tinh 5 rồi vào trung cung gặp 9-7 (hỏa hậu thiên) cộng với hướng tinh 5 cũng đếu là hỏa . Rồi đến phương tọa gặp 7-9 cũng hỏa hậu thiên thêm hướng tinh 3 là thế mộc sinh hỏa. Mà hỏa thịnh thì khắc kim nên đương nhiên ngực, phổ, cổ họng bị đau. Còn một yếu tố nữa là nhà có hỏa khí mạnh thì con người bực bội nên trong nhà hay có cải cọ , to tiếng
Ý Nghĩa Các Cặp Sao Sơn Hướng
Nhất Bạch
Nhất Bạch là sao Tham Lang, hiệu Văn Xương, ngũ hành thuộc thủy, màu trắng; mùa thu tiến, mùa đông vượng, mùa xuân tiết, mùa hạ tử . Kẻ sỹ gặp nó ắt được lộc của nó, người thường gặp nó nhất định tiền bạc sẽ vào nhà, đây là đệ nhất cát thần . Bị khắc sát thì như Trang Tử gõ chậu mà chôn vợ . Nhất Bạch lại là quan tinh, nếu nó đương vượng, hình thế Loan Đầu bên ngoài lại có thủy phóng quang thì khoa cử đổ đại, danh lừng bốn bể, sinh con trai thông minh trí tuệ . Nó mà suy tử thì hại vợ, không thọ, cuộc đời trôi nổi lênh đênh, màng nhiều bệnh tật về huyết, thận hư, hoặc thành kẻ nghiện ngập, trộm cướp
Nhất gặp Nhất là tỵ hòa. Nếu vượng thì có lợi cho tài văn chương hoặc các công việc về
văn. Nếu suy thì dễ bị bệnh về máu, nghiện ngập hoặc chìm đắm trong tửu sắc
Nhất gặp Nhị là khắc nhập. Nếu vượng thì mẫu thân dễ mắc bệnh về tỳ vị hoặc đường ruột . Nếu suy thì chồng bị vợ nhục mạ hoặc lấn quyền, người nhà dễ mắc các chứng bệnh về thận hoặc tiết niệu
Nhất gặp Tam là sinh xuất. Nếu vượng thì con trưởng được danh giá quyền quý, có lợi cho người thuộc mệnh Tam mộc, nhân đinh tài bạch đều phát lớn . Nếu suy thì con cháu dòng trưởng suy bại, bị kiện cáo tù tội hoặc trộm cướp, người nhà dễ mắc các chứng bệnh về gan,chân, hoặc bị ép phải dời đi nơi khác ở
Nhất gặp Tứ là sinh xuất. Nếu vượng thì xuất người nổi tiếng trong khoa cử, quan vận hanh thông thuận lợi, ra ngoài gặp nhiều điều hay về văn nghiệp, tên tuổi nổi bật . Nếu suy thì cũng đỗ đạt nhưng quý mà không phú, hoặc vì mang tiến tài hoa mà chìm đắm trong chống nữ sắc sinh ra quan hệ nam nữ bất chính . Nếu hình thế loan đầu bên ngoài có vật thuộc hành thổ thì đường văn chương hư bại, không con nối dõi, hoặc con cái chết yểu
Nhất gặp Ngũ là khắc nhập. Nếu vượng thì được cả tài bạch lẫn sang quý (tức có địa vị chức tước). Nếu suy thì nữ nhân trong nhà dễ mắc các chứng bệnh về đường sinh dục; nặng thì thận suy kiệt, ngộ độc thức ăn, con thứ chết yểu
Nhất gặp Lục là sinh nhập. Nếu vượng thì từ nhỏ đã được hưởng giàu sang, ngoài ra, nếu sơn Kiền mà đắc thủy (có sông nước) thì sự nghiệp văng chương có thể phát đên tám đời
. Nếu suy thì thủy kim chủ về lạnh, dễ mắc các chứng bệnh về đầu, xương hoặc bị thương tật vì kim loại
Nhất gặp Thất là sinh nhập. Nếu vượng thì đào hoa, dễ tạo của cải . Nếu suy thì kim thủy đa tình, đam mê tửu sắc, hoặc vì tửu sắc mà bị kiện tụng thị phi, có khi vì tranh chấp mà sinh ra thù hằn gây gỗ đến nổi phải mang thương tật
Nhất gặp Bát là khắc nhập. Nếu vượng thì trẻ con trong nhà có họa chết đuối, xuất hiện người có tài về viết lách . Nếu suy thì vợ mắc chứng vô sinh, có bệnh về tai, thiếu máu, hoặc có con chết non
Nhất gặp Cửu là khắc xuất. Nếu vượng thì thủy hóa đều có đủ, lợi lớn về tiền tài, nhân khẩu cũng thịnh vượng . Nếu suy thì dễ mắc các chứng bệnh về tim, vợ chồng bất hòa, anh em tranh chấp
Nhị Hắc
Nhị Hắc là sao Cự Môn, cũng là bệnh phù. Nếu vượng thì giau có, nhà cửa ruộng vườn thên than, nhân khẩu hưng vượng, lại phát quý về binh nghiệp . Khi nó suy tử thì vợ đoạt quyền chồng, tính tình nhỏ nhen, thâm hiểu, keo kiệt, khó sinh đẻ, có bệnh về bụng, trong nhà thường phát sinh bệnh tật liên miên
Nhị gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì giàu có về điền sản, gia cảnh hưng vượng, nhân khẩu đông, mẫu thân khỏe mạnh sống lâu. Nếu suy thì vợ khắc chồng, đàn ông mất ở tuổi trung niên, quả phụ làm chủ gia đình, người nhà thường mắc cách chứng bệnh về
tỳ vị, đường ruột hay thận
Nhị gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng đất nhiều, có quyền thế, lợi về binh nghiệp. Nếu suy thì ham mê nữ sắc, dâm đãng, khí lực suy yếu, mẹ già nhiều bệnh tật, người trong nhà thường xảy ra nhiều chuyện xấu, ra ngoài dễ gặp tiểu nhân ngầm hại
Nhị gặp Tam là khắc nhập. Nếu vượng thì vợ ngắm quyền, gia tài tích lũy do làm việc bất chính, nhưng con trưởng chẳng ra gì. Nếu suy thì đàn ông vì dâm đãng mà gia đình tan nát, đàn bà dễ mắc các chứng về đường tiêu hóa . Nhị Tam sóng đôi còn gọi là “đâu ngưu sát” nên vợ chồng thường bất hòa, chống đối nhau. Người trong nhà chỉ ham an chơi nên ruộng vường bỏ hoang, con cháu dễ thành trộm vặt
Nhị gặp Tứ là khắc nhập. Nếu vượng thì con dâu nắm quyền, gia đình hưng vượng, nhiều nhân đinh. Nếu suy thì chọ dâu ức hiếp em chồng, nam giới hiếu sắc . Có mẹ già cô khổ, hoặc xuất gia làm ni. Người trong nhà dễ mắc các chứng bệnh về tỳ vị, đường ruột, đau cách tay. Gia cảnh buồn tẻ vắng lặng, ra ngoài thường gặp những việc tai tiếng quấn vào thân, hoặc mắc bệnh thương hàn
Nhị gặp Ngũ là tỵ hòa. Nếu vượng thì tạo dựng cơ nghiệp dễ dàng, tài vận tốt, hưng thịnh nhất là về địa sản. Nếu suy thì phát sinh đủ thứ bệnh, vợ đau yếu nặng, dễ thành người góa vợ . Đặc biệt người nhà thường mắc các chứng về tỳ vị, đường ruột mãn tính
Nhị gặp Lục là sinh xuất. Nếu vượng thì gia cảnh bình yên, con cái thuận hòa, gia nghiệp hưng thịnh, nhiều khả năng hành nghề y cứu đời, hoặc trở thành người có quyền trong nghiệp võ. Nếu suy thì cha già lắm bệnh, trong nhà có người đi tu, cha con thù oán nhau, chủ khách tranh chấp, thường gặp việc tai tiếng thị phi, người nhà thường mắc bệnh đau dầu hay điên loạn
Nhị gặp Thất là sinh xuất. Nếu vượng thì trở thành cự phú bằng tiền của bất chính hoặc bất ngờ (hoạnh tài), nhiều con cái. Nếu suy thì mẹ và con gái thường nghịch nhau, vợ kế không hiền thục . Ngoài ra dễ có hỏa tai hoặc bị chứng bạch đới cấp tính, kiết lỵ; đàn ông thường hay bị phụ nữ quấy rầy hoặc vì tranh chấp thị phi mà bị đâm chém
Nhị gặp Bát là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng đất không thấy bờ. Nếu suy thì hay mắc bệnh nhẹ, đàn bà thường bỏ nhà đi tu
Nhị gặp Cửu là sinh nhập. Nếu vượng thì văn chương chử nghĩa bề bề, đất đai tiền của tích tụ lớn. Nếu suy thì việc đen tối ập đến ngay, chủ về chuyện nam nữ ám muội, tiền của ra đi nhanh chóng, vả lại còn xuất hiện người chồng ngu đân . Hóa nóng thổ (đất) khô nên dễ sinh ra chứng bạch đới cấp tính . Khi âm quá nhiều nên nhiều đời có quả phụ . Thổ tổn thương mắt, con cháu ắt có người mù lòa
3. Tam Bích
Tam Bích là sao Lộc Tồn, tính thích đấu đá nên còn gọi là Xi Vưu. Nếu vượng thì tài lộc đầy đủ, chấn hưng gia tộc, cơ nghiệp vững vàng . Con cái dòng trưởng đại hưng vượng. Nếu suy tử thì người nhà dễ bị điên hoặc hen suyễn, chân tàn tật, khoác vợ, kiện tụng thị phi hoặc trở thành trộm cướp
Tam gặp Nhất là sinh nhập. Nếu vượng thì con trưởng được quyền quý, đinh tài đều đại phát, thi cử đổ đạt. Nếu suy thì con cháu ngành trưởng lụn bại, tính khí ngỗ ngáo, có thể dẩn tới họa quan tụng; hoặc vì bấtt hòa với xóm giềng mà phải dọn nhà đi xa. Việc làm phần lớn không thuận lợi, hơn nữa còn dễ bị thương tật ở tai chân.
Tam gặp Nhị là khắc xuất. Nếu vượng thì được giàu có về nhà cửa ruộng vườn, con trưởng tài đinh đại phát. Nếu suy thì dễ có sát khí chống đối nhau. Gia đạo bất hòa, vợ chồng không êm ấm. Thường vì tranh chấp với cấp trên mà gặp điều tai tiếng . Dễ mắc chứng đau dạ dày, khó tiêu hóa, hoặc vì đánh nhau mà chân bị thương tật; nói chung là gia đình gặp nhiều vất vả, trở ngại mà vẫn thất bại tan vở
Tam gặp Tam là tỵ hòa. Nếu vượng thì thanh danh hiển hách, hưng gia lập nghiệp, tiền của tương đối khá giả. Nếu suy thì trong nhà sinh ra trộm cướp hoặc bị trộm cướp, dễ bị thương tật ở chân tay, hoặc vì đánh nhau với người mà bị tù tội.
Tam gặp Tứ là tỵ hòa. Nếu vượng thì Tam và Tứ là chính phối, sinh nhiều quý tử, sự nghiệp và tài vận phát triển hanh thông. Nếu suy thì trong nhà sinh ra trộm cắp hoặc ăn xin, thường mắc chứng dị ứng hoặc bị thương ở tay chân, đau gan, đau mật. Nếu gặp Thái Tuế e rằng kiếp nạn vì tình hoặc bị rắn cắn
Tam gặp Ngũ là khắc xuất. Nếu vượng thì tiền tài khá giả và quyền quý, có thể làm quan to. Nếu suy thì dễ bị các chứng độc như bọ cạp, rắn, rết cắn; tâm tư uất kết dễ mắc bệnh gan, hoặc thương tật ở chân.
Tam gặp Lục là khắc nhập. Nếu vượng thì quan trường lao đao vất vả nhưng sự nghiệp ắt thành, trở thành người phụ tá đắc lực cho cấp trên. Nếu suy thì bị quan tụng hoặc tai họa binh đao, dễ bị thương tật ở chân tay do kim loại gây nên; đôi khi mắc bệnh gan, gia đạo thường xảy ra tranh chấp.
Tam gặp Thất là khắc nhập. Nếu vượng thì nguồn tiền của tăng tiến, có chức quyền ca/ văn lẫn võ. Nếu suy thì nó là “Xuyên Tâm Sát”, thường mắc các chứng bệnh ở tay chân, gan mật; hoặc bị quan tụng thị phi. Nếu phương Đoài bị khắc phá thì gan bị thương tổn hoặc mắc chứng thổ huyết. Trong nhà có kẻ đam mê tửu sắc, bị trộm cướp trèo tường khoét vách phá hoại danh tiết con gái trong gia đình, chốn phòng the không hòa thuận, các tai họa thường là con trưởng chịu
Tam gặp Bát là khắc xuất. Nếu vượng thì xuất hiện văn tài bậc nhất, lại phát cả tài lẩn đinh. Nếu suy thì con thứ gặp nhiều tai họa, dễ bị thương gân cốt hoặc bị chó cắn. Anh em trong nhà bất hòa hoặc vì tranh giành gia sản mà gây ra kiện tụng
Tam gặp Cửu là sinh xuất. Nếu vượng thì phát như sấm dậy, con cháu thông minh, văng tài hiếm thấy, hưởng giàu sang được nhiều năm. Nếu suy thì tai tiếng thị phi chồng chất liên tiếp, thường mắc các chứng đau mắt, đau dầu; ngoài ra con dễ gặp hỏa hoạn.
Tứ Lục
Tứ Lục là sao Văn Khúc . Nếu vượng thì tai văn chương lừng danh, khoa cử đổ đạt, con gái dung mạo đoan trang và lấy được con nhà quyền quý . Nếu suy tử thì phụ nhân dâm loạn; đàng ông đam mê tửu sắc, gia sản phá bại phải lang thang phiêu bạt
Tứ gặp Nhất là sinh nhập. Nếu vượng thì một đời danh giá, đại lợi về văn tài, học hành thì cử đổ đạt. Con cái thông minh, thành tích thường đứng đầu, nghề nghiệp vừa ý, tài vận thuận lợi. Nếu suy thì dễ mắc bệnh trúng phong, hoặc vì dâm đãng tửu sắc mà hư bại, gây ra tiếng xấu bên ngoài . Hoặc vợ vô sinh, có con thì cũng chết yểu.
Tứ gặp Nhị là khắc xuất. Nếu vượng thì tương đối giàu sang, vợ nắm quyền trong nhà, con cái đông. Nếu suy thì vợ ngỗ nghịch khắc mẹ chồng và ức hiếp em chồng. Không khí gia đình nặng nề, không vui; người nhà thường hoảng loạn, dễ mắc chứng đau dạ dày; bị chó dại cắn . Mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng thường hay xích mích, mẹ già gặp tai ương. Sự nghiệp suy bại, gia phong càng lúc càng xấu đi, hoặc có người xuất gia làm ni.
Tứ gặp Tam là tỵ hòa. Nếu vượng thì âm dương phối hợp đúng phép, gia đạo êm ấm, con cái thuận hòa, sự nghiệp thuận lợi, tương đối giàu sang. Nếu suy thì vợ chồng hay cải vả xích mích, người nhà thường có ý làm tăng ni, xuất hiện kẻ sống lang thang chẳng ra gì. Thường mang bệnh dị ứng hoặc có tật ở tay chân
Tứ gặp Tứ là tỵ hòa. Nếu vượng thì hai sao Văn Khúc cùng đến, con cháu thành tích nổi bật, có tinh mừng về thi cử. Đại lợi về tài văn chương, làm quan văn khá nổi tiếng. Nếu suy thì phiêu bạn khắp nơi, hoặc trở thành tăng ni. Đàn ông xa nhà bôn ba, sống nơi chân trời gốc bể. Người nhà dễ bị bệnh phong; quả phụ làm chủ gia đình
Tứ gặp Ngũ là khắc xuất. Nếu vượng thì có tài văn chương, giàu có, sự nghiệp thuận lợi. Nếu suy thì ham ăn ham uống, ruộng vườn bỏ hoang, cảnh nhà ảm đạm, buồn tẻ; nữ chủ nhân thường hay đau ốm, có ý hướng xuất gia, khó sinh và khó nuôi con cái, gia đạo lụn bại.
Tứ gặp Lục là khắc nhập. Nếu vượng thì quan binh không dám đụng đến, được mọi người đối đãi tử tế, gia đạo êm ấm, tài lộc có đủ. Nếu suy thì cha chồng ngược đãi con dâu, dễ khiến con dâu phải bỏ nhà ra đi. Người trong nhà thường tranh chấp nhau; dễ mắc bệnh gan, mật và thương tật ở tay. Tứ Lục sóng đôi là tượng “Dịch Mã”, nên người nhà dễ phảI tha hương, rày đây mai đó; nặng thì có thể bị đày.
Tứ gặp Thất là khắc nhập. Nếu vượng thì vợ nắm quyền hành, táo bạo hơn người nhưng tích lũy được nhiều tiên của. Nếu suy thì nam nữ đa dâm, con cháu học hành chẳng ra gì; dễ bị bệnh thổ huyết mà chết yểu. Ra ngoài thị gặp nhiều thị phi; mẹ chồng nàng dâu bất hòa . Dễ phạm kiếp sát đào hoa
Tứ gặp Bát là khắc xuất. Nếu vượng thì vợ hiền dạy con thảo, của cải chất thành núi. Nếu suy thì người nhà có người ở trong rừng núi sâu làm ẩn sĩ, hoặc vào chùa làm sư. Con cháu nhiều bệnh tật, học hành không giỏi giang; dễ mắc bệnh viêm mũi, bệnh phong hoặc bị rắn hay chó cắn.
Tứ gặp Cửu là sinh xuất. Nếu vượng thì hợp với kim Tiên Thiên, được tài lẫn quý, xuất hiện kẻ sĩ văn chương nổi tiếng. Nếu suy thì thường bị đau mắt hoặc bị hỏa tai. Đàn ông dễ rơi vào cảnh ngộ vi gian dâm mà gia sản lụn bại
5. Ngũ Hoàng
Ngũ Hoàng là sao Liêm Trinh, là đại sát tinh Mậu Kỷ . Nếu vượng thì tài đinh đại phát . Nếu suy thì bất kể nó được sinh hay bị khắc đều rất xấu . Vì vậy nó nên tịnh mà không nên động . Nếu gặp lúc sao Thái Tuế tới thì tính hung càng phát ra mạnh, tức tổi đinh hao tài lớn, nhẹ thì ốm đau, nặng thì hao vài người . Cuộc này nên tránh không nên phạm
Ngũ gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì tài đinh đại phát, nhưng con giữa không phát. Nếu suy thì con giửa lại chịu tai ương hoặc đau ốm nặng, đặc biệt là bệnh về đường tiết niệu, bệnh phụ khoa. Ngoài ra còn thường bị các bệnh về tai, hắc lào . Người nhà bệnh hoạn luôn
Ngũ gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì thì tài đinh đại phát, người mẹ nắm quyền trong nhà. Nếu suy thì phát đủ thứ bệnh, nhất là cha mẹ. Chủ yếu là bệnh về dạ dày và đường ruột . Gặp lúc sao Thái Tuế tới thì cha bệnh nặng, mẹ dễ thành quả phụ
Ngũ gặp Tam khắc nhập. Nếu vượng thì tài đinh đại phát, con trưởng được thừa hưởng phúc lộc. Nếu suy thì thường mắc các chứng bệnh về gan, tụy, mụn nhọt, ghẻ lở ở chân tay hoặc chổ kín. Con trai phản nghịch, trong nhà có người bị thương tật ở chân, gia đạo không yên ấm
Ngũ gặp Tứ khắc nhập. Nếu vượng thì có tài vănt hơ và giàu có, sự nghiệp thuận lợi. Nếu suy thì con trai lêu lỏng ăn chơi, ruộng vườn bỏ hoang; phụ nhân có nhọ độc ở vú, phái nam thường bị sởi. Nhà cửa ảm đạm buồn tẻ, con dâu có ý xuất gia làm ni, gia phong suy bại
Ngũ gặp Ngũ là tỵ hòa. Nếu vượng thì đinh tài đều vượng, gia nghiệp phồn thịnh. Nếu suy thì khó thoát hung sát hoành hành, dễ bị chứng bạch đới cấp tính. Nhẹ thì bị nhọt độc, nặng thì hao người
Ngũ gặp Lục sinh xuất. Nếu vượng thì tiền tài tương đối khá giả, con cái hiếu thuận, nhưng chủ nhân không hưởng được. Nếu suy thì chủ nhân mang bệnh, nhẹ thì đau đầu, đau xương, nặng thì thập tử nhất sinh, ra ngoài dễ bị thương tổn. Hoạn lộ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể bị tổn thất
Ngũ gặp Thất sinh xuất. Nếu vượng thì giàu có sung túc, gia nghiệp hưng vượng. Nếu suy thì tranh chấp thị phi, chuyện rắc rối xảy ra thường xuyên, hoặc vì tửu sắc mà phá hết gia sản, có khi gây nên tai họa dẫn tới tù tội. Thiếu nữ trong nhà thường đau ốm . Có người bệnh răng, miệng, họng, hoặc bị thương bởi búa riều
Ngũ gặp Bát là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng vườn mênh mông, con cái tốt lành gặp nhiều thuận lợi. Nếu suy thì con trai nhỏ thường đau yếu, trung niên đau mỏi gân cốt. Khí vận của gia đạo suy giảm
Ngũ gặp Cửu là sinh nhập. Nếu vượng thì con cái thông minh, tài vận tốt. Nếu suy thì sinh con ngu đần, người nhà mắc chứng đau mắt, đau đầu hay trong lòng buồn phiền. Gặp lúc Thái Tuế tới dễ mắc chứng bạch đới cấp tính
Lục Bạch
Lục Bạch là sao Vũ Khúc, là cát tinh. Nếu vượng thì quyền uy chấn động bốn phương,
làm võ tướng thì công trạng hiển hách, gia đình giàu có, nhiều nhân đinh. Nếu suy tử thì sống cô độc hoặc chết trong binh đau; Người nhà thường góa vợ, có nhiều quả phụ
Lục gặp Nhất là sinh xuất. Nếu vượng thì quan vận thuận lợi, hanh thông, tiền của dồi dào, con cái học hành đỗ đạt. Nếu suy thì quan lộc tuy không giảm nhưng người nhà thường mắc chứng đau đầu, hoặc gặp tai nạn sông nước.
Lục gặp Nhị là sinh nhập. Nếu vượng thì phát lớn, giàu có nhiều vàng bạc ngọc quý, cuộc sống bình yên, xuất hiện người hành nghề y cứu đời. Nếu suy thì tham lam vô độ, bủn xỉn, hoặc xuất gia đi tu, vợ chồng bất hòa chia cách. Người nhà thường mắc các chứng về đầu, xương, dạ dày, đường ruột
Lục gặp Tam khắc xuất. Nếu vượng thì tài vận và quan vận đều hanh thông, quyền uy hơn người. Nếu suy thì dễ gặp nạn binh đao, bị thương, cha con bất hòa, có tang tóc.
Lục gặp Tứ khắc xuất. Nếu vượng thì giàu có, thành công trên thương trường, nhất là lãnh vực buôn báng đường xa, hoặc được làm quan võ. Nếu suy thì khắc vợ hoặc bị khổ sai, có khi người vợ không chịu đựng nổi, phải bỏ mà đi. Người nhà thường đau tay, đau đầu hoặc bị tê liệt
Lục gặp Ngũ là sinh nhập. Nếu vượng thì tài vận và quan vận đều tốt, nhưng có tiểu nhân ngầm hại. Nếu suy thì tiểu nhân chống đối, làm hao tổn tinh thần hoặc mất chức. Chủ nhân nhiều bệnh tật, thường là bệnh đau đầu, tinh thần bất ổn có thể làm điều sai quấy
Lục gặp Lục tỵ hòa. Nếu vượng thì quan vận thuận lợi, hanh thông, quyền chức cao. Nếu suy thì gặp nhiều rắc rối, khó thoát thân, có khi phải ngầm di chuyển chỗ ở; hoặc bị hung đồ truy đuổi mà phải trốn chạy, của cải tổn thất, dễ bị tai nạn trên đường.
Lục gặp Thất tỵ hòa. Nếu vượng thì làm văn quan hay võ chức đều có quyền lớn trong tay, tài lộc thuận lợi. Nếu suy thì dễ bị thương vì đao kiếm, hoặc vì tranh chấp mà bị tổn thương. Nhà có thể bị trộm cướp, hoặc vì xích mích mà gặp rắc rối . Già trẻ đều không yên, thường mắc bệnh đau đầu, đau miệng, đau họng
Lục gặp Bát là sinh nhập. Nếu vượng thì có văn chức, võ quyền, công danh và bổng lộc đều có, con cháu được thừa hưởng gia nghiệp hưng thịnh. Nếu suy thì tuy quan lộc không giảm nhưng người nhà phần nhiều mắc bệnh đau đầu, đau xương.
Lục gặp Cửu là khắc nhập. Nếu vượng thì hỏa chiếu thiên môn nên đinh tài đều vượng, chủ nhân quyền cao chức trọng lại sống thọ. Người nhà xuất hiện võ tướng tài ba. Nếu suy thì hỏa đốt thiên môn, người nhà sinh con bất hiếu. Con cháu dòng trưởng sa sút, gặp hỏa khắc kim thì dễ bị bệnh thổ huyết . Hỏa thiêu dốt thiên môn nên trong nhà dễ sinh nghịch tử; hỏa thịnh thì dễ gặp tai ương
Thất Xích
Thất Xích là sao Phá Quân, còn gọi là tặc tinh. Nếu vượng thì phát về võ quyền, đinh tài đều vượng . Nếu suy thì trong nhà xuất hiện trộm cướp hoặc có người chết trận, bị giam cầm . Gia đạo không yên, có thể vì hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mể tửu sắc .
Thất là hung tinh vì vậy nên tịnh mà không nên động . Động thì điều xấu càng nhiều, nhất là nhà ở đầu phố hay ngã ba thì nguy hại càng lớn . Nếu sao Thất Xích tương ứng với hình thế Loan Đầu thì sẻ các biểu hiện như:
a. Bên ngoài có sa hình dạng hồ lô thì trong nhà có người hành nghề y b. Bên ngoài có sa hình dạng con dao thì có con làm nghề đồ tể
c. Bên ngoài có sa hình dạng cái kềm thì trong nhà có người làm thợ thủ công d. Bên ngoài có sa hình dạng cờ trống thì trong nhà dễ có người phản nghịch
e. Bên ngoài có sa thủy hình dạng thập thò hoặc phình ra bên hông thì trong nhà dễ có kẻ làm trộm cướp
f. Bên ngoài có sa xung chiếu thẳng tới gặp Nhất Lục bay đến thì trong nhà dễ có người thổ huyết nặng
Thất gặp Nhất là sinh xuất. Nếu vượng thì võ chức thăng tiến, con cái đào hoa. Nếu suy thì thủy kim đều lạnh nên con cháu ham mê tửu sắc, tiêu phá tiền của hoặc vong ơn bội nghĩa. Gặp lúc Thái Tuế bay tới thì có điều nọ tiếng kia, hoặc bị cướp, bị bệnh ở bụng dưới, thổ huyết, thương tật, hay bị tù đày mà phá sản
Thất gặp Nhị là sinh nhập. Nếu vượng thì tài sản ruộng vườn thêm nhiều, thăng quan tiến chức, phụ nhân sang quý . Nếu gặp được số Nhị Thất bát quái Tiên Thiên thì trong nhà luôn có đèn chiếu sáng, hưng vượng nhộn nhịp. Nếu suy thì dễ gặp hỏa hoạn, phụ nữ trong nhà bất hòa, người nhà dễ bị ngộ độc thức ăn, có bệnh về răng miệng hay kiết lị.
Thất gặp Tam khắc xuất. Nếu vượng thì làm văn thần võ tướng, quyền cao chức trọng, trong nhà xuất hiện người có tài văn thao võ lược, bốn phương kính phục, con cháu giỏi giang hơn người. Nếu suy thì đối xử thô bạo với mọi người, con cái hống hách lộng hành. Gia đạo bị xuyên tâm sát dễ gặp binh đao, trộm cướp . Trong nhà cãi cọ, kiện cáo lẫn nhau; gia đình bất hòa, con cái ly tán . Người nhà dễ mắc bệnh thổ huyết, bị thương tật hoặc quan tai.
Thất gặp Tứ khắc xuất. Nếu vượng thì phụ nhân sang cả quyền thế, quan lộc đều có, đồng thời gặp vận đào hoa. Nếu suy thì phụ nữ làm chủ nhân, gặp kiếp đào hoa nên nam nữ ham dâm, trong nhà bất hòa, mẹ chồng nàng dâu không hòa thuận. Dễ bị bệnh thổ huyết hoặc chết yếu
Thất gặp Ngũ là sinh nhập. Nếu vượng thì giàu có, ruộng vườn của cải đại phát. Nếu suy thì có bệnh ở miệng, ung nhọt. Thường tranh chấp nên dễ bị kiện tụng hoặc gặp rắc rối vì đào hoa
Thất gặp Lục tỵ hòa. Nếu vượng thì văn võ toàn tài, quan lộc đều có. Nếu suy thì có tranh chấp ở chốn quan trường, gia đạo bất hòa, dễ bị thương tật vì đao kiếm hoặc tai nạn xe cộ. Dễ bị bệnh tật ở miệng, đau đầu, viêm nhọt
Thất gặp Thất tỵ hòa. Nếu vượng thì của cải và quyền bính đều được quý nhân phù trợ nhưng kiếm tiền bất nghĩa. Nếu suy thì dễ gặp trộm cướp hoặc hỏa hoạn; thường hay bị tranh chấp. Trai gái vì ham mê tửu sắc nên dễ bị quan tai
Thất gặp Bát là sinh nhập. Nếu vượng thì thăng quan tiến chức liên tiếp, tài vận hanh thông, trở nên giàu có, gia đình hòa thuận, con cháu khỏe mạnh và phát triển thuận lợi.
Nếu suy thì tiền tài tổn thất, ra đi nhanh chóng. Dễ bị tật ở miệng hoặc con nhỏ lắm bệnh tật
Thất gặp Cửu là khắc nhập. Nếu vượng thì hỏa chiếu sảnh đường, gia đạo hưng vượng. Nếu suy thì dễ gặp hỏa hoạn. Phương vị Thất Cửu nếu có Nhất Bạch bay đến thì dể gặp hỏa tai. Nếu phương vị Thất Cửu là ở hướng mà động thì gặp hỏa hoạn . Thất Cửu ở phương vị sơn gặp Nhị Hắc thì hung sát càn nặng, dù không động cũng gây nên hỏa hoạn . Nếu Loan Đầu bên ngoài có nhiều màu đỏ thì khó tránh khỏi hỏa tai
Bát Bạch
Bát Bạch là sao Tả Phụ, là cát tinh. Nếu vượng thì trung hiếu, phú quý dài lâu, con cháu được hưởng phúc lộc tổ tiên. Nếu suy tử thì có tổn thương nhỏ hoặc bị bệnh dịch
Bát gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì đại lợi về văn chương học hành, văn chức thăng tiến, đặc biệt thuận lợi về kinh doanh địa sản. Nếu suy thì dễ mắc bệnh thiếu máu, bệnh về tai; anh em trong nhà bất hòa, bạn bè phản bội, hoặc phụ nữ không sinh đẻ, trẻ con chết đuối.
Bát gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có nhờ địa sản. Nếu suy thì dễ mắc bệnh đau dạ dày, đường ruột, hoặc bị chó cắn. Nếu Loan Đầu bên ngoài có dải núi chạy đi thì có thể xa rời quê hương đất tổ, xuất gia làm tăng ni hoặc chết ở đất khách quê người
Bát gặp Tam khắc nhập. Nếu vượng thì địa sản (nhà cửa, ruộng vườn) dồi dào, quyền lực tăng tiến lên đột ngột, nhờ đước số của Tiên Tiên bát quái nên việc hợp tác rất tốt. Nếu suy thì của cải thất thoát, chức quyền giảm sút. Trong nhà có người bị thương nhẹ ở tay chân hoặc có bệnh gan, dạ dày
Bát gặp Tứ khắc nhập. Nếu vượng thì vợ nắm quyền, giàu có về ruộng vườn và nhà cửa. Nếu suy thì có tổn thương nhỏ, vợ lấn quyền chồng, gia đạo bất hòa. Ra ngoài dễ gặp tai nạn xe thuyền, hoặc làm ẩn sĩ ở chốn núi rừng
Bát gặp Ngũ là tỵ hòa. Nếu vượng thì tài lộc phát đạt, vận thế hanh thôn. Nếu suy thì hao tài tổn sức, dễ bị bệnh nhẹ, vận thế trở ngại. Dễ mắc bệnh đau bao tử, đường ruột, hoặc ngộ độc thức ăn
Bát gặp Lục sinh xuất. Nếu vượng thì dễ trở thành quan văn, nhiều quyền thế, phú quý và phúc đức tăng cao. Nếu suy thì thì vẫn giàu sang nhưng cha con bất hòa, dễ mắc bệnh đau đầu, nhức xương.
Bát gặp Thất sinh xuất. Nếu vượng thì văn chức võ quyền đều có, tài lộc sung túc, vợ chồng hòa thuận, con cái an khang. Nếu suy thì tài sản dễ tiêu tán, vợ chồng mâu thuẩn bất hòa, con cháu tổn thất.
Bát gặp Bát là tỵ hòa. Nếu vượng thì có lợi về văng chương, học hành; phát về ruộng vườn, nhà cửa; giàu sang phú quý đều có, sự nghiệp hưng vượng. Nếu suy thì sự nghiệp suy tàn, của cải thất tán. Thường mắc bệnh nhức xương đau vai
Bát gặp Cửu là sinh nhập. Nếu vượng thì tin vui đến dồn dập; giàu có không ai sánh kịp,
có địa vị trong triều đình. Nếu suy thì mắt mũi lắm tật bệnh, bụng nhiệt, đại tiện ra máu, hoặc bị hỏa hoạn.
Cửu Tử
Cửu Tử là sao Hữu Bật . Nếu vượng thì văn chương lừng lẫy, vinh hiển đột ngột, con cháu dòng giữa được hưởng phú quý . Nếu suy thì bị hỏa tai, hoặc tai họa ở chốn quan trường, bị thổ huyết, điên loạn, bệnh mắt, hoặc sinh đẻ khó
Cửu gặp Nhất là khắc nhập. Nếu vượng thì trong nhà có nhiều việc vui mừng, âm dương chính phối, thủy hỏa có đủ, vợ sinh nhiều con trai, giàu sang đến đột ngột. Nếu suy thì con cháu dòng giữa lụn bại, có bệnh ở mắt và tai. Nếu kèm theo Thất Xích bay đến thì e rằng có hỏa tai
Cửu gặp Nhị là sinh xuất. Nếu vượng thì giàu có về ruộng vườn nhà cửa, mẫu thân quản lý gia sản. Nếu suy thì sinh con đần độn, tran viên bị hỏa hoạn, dạ dày nóng nên đại tiện ra máu, dễ có bệnh đường ruột hoặc bệnh mắt.
Cửu gặp Tam sinh nhập. Nếu vượng thì đèn luôn rực sáng sảnh đường, quyền cao chức trọng, uy chất bốn phương, con cháu thông minh đắc chí. Nếu suy thì e rằng có kiếp nạn vì dâm loạn, có hỏa hoạn. Đàn ông hung ác, bại hoại thanh danh. Người nhà dễ bị bệnh mắc, hoặc bị thương tật ở chân
Cửu gặp Tứ sinh nhập. Nếu vượng thì sảnh đường rực sáng, chồng vẻ vang danh tiếng, vợ sang quý đẹp đẽ, con cháu thông minh, tài văn chương nổi bật, có nhiều hoạnh tài, tinh mừng đến dồn dập. Nếu suy thì nam nữ dâm loạn, danh tàn thân bại, sự nghiệp tiêu tan, thường bị bệnh mă*’c hay lưng eo. Con cháu hoang đàng bừa bãi
Cửu gặp Ngũ là sinh xuất. Nếu vượng thì giàu có về địa sản. Nếu suy thì sinh con đần độn, con có tổn thương về mắt. Nếu Loan Đầu bên ngoài có ngọn núi trọc vi bị tàn phá thì con cháu thi cử khó đỗ đạt; trong nhà có người bị tật hay mù lòa, hoặc vì sắc dục mà mắc bệnh giang mai, nhọt độc.
Cửu gặp Lục khắc xuất. Nếu vượng thì văn chương hiển đạt. Thất Bát Cửu liền nhau là ứng nghiệm tám đời đều đó tài văn chương. Chủ nhân khỏe mạnh sống lâu, gia đạo an khang. Nếu suy thì lửa thiêu đốt thiên môn, trong nhà sinh ra nghịch tử, hoặc con cháu bỏ nhà ra đi. Hỏa khắc kim (phế thuộc kim) nên dễ bị thổ huyết, hoặc bệnh lao.
Cửu gặp Thất khắc xuất. Nếu vượng thì nam nữ thông minh lanh lợi, tiền của hoạnh tài đến tay. Nếu suy thì nam nữ nghiện ngập; vì ham mê tử sắc hoặc bị hỏa hoạn mà tài sản tiêu tán, nhà có người mắc bệnh lao. Cửu Thất là hỏa của Tiên Thiên và Hậu Thiên bát quái, cho nên chủ về hỏa hoạn và củng là quan tai.
Cửu gặp Bát là sinh xuất. Nếu vượng thì giàu có về ruộng vườn nhà cửa, văn chức thăng tiến, tinh mừng đến dồn dập. Nếu suy thì hỏa viêm thổ táo, sinh con ngu đần. Nhà có người bị tật mắt hoặc mắc bệnh đau bao tử
Cửu gặp Cửu là tỵ hòa. Nếu vượng thì tài văn chương hiển hách, nổi tiếng khắp nơi, gia cảnh rực rỡ, đinh tài phát đột ngột. Nếu suy thì sinh nhiều con gái, nam nữ hiếu sắc.
Trong nhà có người bị tật ở mắc hoặc mù lòa . Trong nhà dễ có người bị bệnh bạch đới cấp tính.
Cần chú ý thế nào là vượng và thế nào là suy. Thí dụ : vận 8 ở một cung có cặp sơn hướng 8-6 . Nếu có núi, nhà cao, cây cao thì gọi là vượng vì 8 là sơn tinh vượng. Nếu có ao hồ thì gọi là suy vì 6 là hướng tinh tử khí trong vận 8
3) Các cách cục của huyền không
(1) Khôi tinh cung (1 + 4):
Vượng: thành “Đăng khoa đoạt kim bảng cách”, thuận lợi cho học hành thi cử, thông
minh, anh kiệt, tuấn tú: đặt các tiết minh (bàn học, bàn làm việc, giường ngủcủa trẻem…).
Suy: Học tài thi phận.
Phúc đức (Tử tức cung):(4 + 9)
Vượng: Đem lại phúc cho gia đình, cho trạch, đông con, nhiều cháu, gia đình hoà thuận anh em sum họp. Muốn cầu con đặt giường ngủvào cung này (kết hợp với xoay bếp) để đến
năm, ngày giờnó sinh nhập thì được.
Suy: Hiếm nhân đinh, anh em bất hoà.
(3) Thôi quan cung (1 + 6; 6 + 8):
Vượng: Chủquan chức, địa vị, danh tiếng, sựnghiệp. Tốt đẹp cho công việc, cho quá trình phát triển sựnghiệp, công danh của mình (đặt phòng làm việc hoặc cửa…) Suy: quan vận bất hanh thông, hay bịgẫy đổ, điều tiếng, thịphi, dời đổi trong quan trường.
(4) Tật ách cung (1 + 2; 1 + 5;2 + 5; 3 + 5; 4 + 5):
Ốm đau, bệnh tật, tai hoạ.Nên đặt bất tiết minh (Nhà tắm, vệsinh, nước thải…) 4 + 5 vượng thành “Hồi lộc chi tai” cách (lộc đến kèm tai họa), suy là hoạhại. 2 + 5 nếu suy thành “Nhịhắc ôn thần sát” (5) Đào hoa cung (4 + 7):
Vượng: Hỷkhí, chủsựmay mắn, sớm thành đạt, được nhiều người giúp đỡ, tình cảm, tình duyên, sinh ra người đẹp, khôi ngô, có duyên (Người chưa có gia đình nên đặt cửa, bàn làm
việc vào đây, thanh niên mới đi làm đặt bàn làm việc vào đây thì tốt. Kỵvới người có gia đình,
con cái, bàn thờ, giường đặt vào; không tốt hay sinh sự).
Suy: Hoạ đào hoa sát (tai hoạvì tình cảm không trong sáng, không lành mạnh).
(6) Tài lộc cung (1 + 7; 3 + 9; 7 + 8; 8 + 9):
Vượng: Chủtiền tài, giàu có. Tăng tài tiến lộc, làm ăn thịnh vượng phát tài. Đẹp nhất là đặt cửa ra vào (tài lộc lâm môn là đẹp nhất), hoặc cầu thang (vì động khí mạnh), phòng làm
việc, phòng ngủ, bếp nhưng phải xem chủkhách đểphụhoạthêm vì bếp hành hoả(ví dụ1-7 đặt
bếp thì tốt, nhưng 7-8 thì tài lộc vẫn có nhưng lại ngộsong hao thoát vợi tiền). Nếu mà ra Tuế
sát thì có lộc nhưng hay gặp tai hoạ, nếu Tuếhình là lộc chi hình thì có lộc nhưng hay
bịhình,
rắc rối.
Suy: làm ăn khó khăn hơn, có tiền nhưng hay hao hụt (giống nhưLộc ngộsong Hao).
(7) Kiếp tài cung (3 + 7):
Phá sản, mất mát, suy bại, làm ăn khó phát triển, không thịnh vượng, nếu phát triển cũng dễphá sản. Nên đểnhà vệsinh, nhà tắm, kho hoặc những nơi tĩnh, không động (vì càng động
càng kiếp tài mạnh). Suy là “Xuyên tâm sát”
Phải làm cho kiếp tài giảm bớt cái xấu:
Ví dụ: vận 7, cửa ra vào có 3-7 (kiếp tài), số7 là chủ, số3 là khách, kim khắc mộc là khắc xuất hung. Tức là hung vượng thì phải làm cho con số3 vượng là chủ, số7 là khách, 7
khắc nhập là cát, khi cát tăng thì hung sẽgiảm. Muốn vậy phải trấn đểcho 7 là khách thì phải có
sơn: đắp một hòn giảsơn.
(Trong 9 cung của nhà thì Cửalà giá trịnhất, sau đó đếng Hướngvà sau mới đến Sơn.)
(8) Vô tựcung (5 + 7; 5 + 8):
Không có con cái, hay là có sinh nhưng chết yểu “hữu sinh vô dưỡng”, hoặc chỉcó con gái không có con trai.
(9) Dịch mã cung (2 + 6; 4 + 6):
Vượng: chủ đi lại, nhanh nhẹn, năng động, thuận lợi trong công tác, thành đạt và hay phải đi lại nhiều hoặc sống ởnước ngoài, hỗtrợcho các cung khác đểhưng khởi hơn. Suy: chủtai nạn giao thông, khó khăn trong đi lại, xuất ngoại, sinh người ham chơi lười nhác. (Nếu gặp Tuếsát, Tuếhình là xấu đi lại có khi bịtai nạn ởchân).
(10) Cô Quảcung (2 + 9; 5 + 6):
Chủcô đơn (nhưsao Cô thần, Quảtú) nam chậm lấy vợ, nữchậm lấy chồng. Mỗi người sống một nơi, có khi già vẫn cô đơn con cái không ởcùng.
(11) Hoạhại cung (1 + 3; 3 + 6; 5 + 9; 6 + 7; 7 + 9):
Chủvềtai hoạvận hạn, tai bay vạgió, điều tiếng và ốm đau. Nên đặt bất tiết minh (nhà tắm, vệsinh…).
5 + 9 vượng thành “Hồi lộc chi tai” cách (lộc đến kèm tai họa), vượng thích hợp với nghềY, Dược, suy là hoạhại với thảo dân thành “Cửu hoàng độc chiêu sát”.
7 + 9 suy là “Lưỡng hoảsát”.
6 + 7 suy là “Đao kiếm sát” (7 + 7 suy là song kiếm sát, 6 + 6 suy là song đao sát)
(12) Điền trạch cung (1 + 8; 2 + 7; 2 + 8):
Vượng: Thuận lợi cho đát cát, điền trang, địa ốc và phát triển bất động sản (Điền trạch nhập môn mệnh có Thái âm miếu vượng nên đi buôn đất)
Suy: Hay mất mát đất cát, khó khăn khi tạo dựng bất động sản. 2 + 7 biến thành “Thiên hoảsát” rất xấu.
(13) Đoạt hồn cung (2 + 4; 3 + 8; 4 +8):
Chỉvềcái chết, giống Tuyệt mệnh (bệnh tật, tai nạn…) Tránh đặt cửa, bàn thờ.
Nên đểnhững cái tĩnh, ít động, bất tiết minh (nhà tắm, vệsinh…).
4 + 8 nếu vượng và trạch bàn tốt với người có đức thì là “ân tình phù trợcách”
Tụng đình cung (2 + 3):
Chủsựcãi vã, kiện tụng, tranh chấp (nếu có thêm cột điện hay là sơn cao thì suốt ngày kiện tụng).
Vượng: Kiện cáo, tranh chấp thường là mình đứng nguyên đơn (đi kiện người).
Suy: Ta là người bịkiện.
Vượng hay suy đều là “Đấu ngưu sát”. Thường tốt với người làm công tác pháp luật, khi đó được gọi là “Tụng đình cung”.
Hoan lạc cung (3 + 4):
Vượng: chủ sự vui vẻ, hoan hỷ, hay có khách, đặt bếp thì nhậu nhẹt, ăn uống suốt
ngày.
Suy: hay gặp hoạvì hoan hỷ, cãi nhau, hay cờbạc, chơi bời, trai gái, nghiện hút.
Diên thọ cung (1 + 9; 6 + 9):
Chủtuổi thọcao, phúc đức (hai cung Diên thọvà Phúc đức thích hợp đặt bàn
thờ). Nếu bàn thờ ởcung này mà cửa ra Tật ách thì sống lâu mà bệnh tật suốt lại là khổ.
Gặp Tam bích (3) và Thất xích (7) đáo môn: Xuyên tâm sát: sẽ bị trộm, gặp khó chốn quan trường, thị phi, trưởng nam nhập băng với đảng cướp, phải dùng hồ nuôi các màu đen hoặc dùng nước muối để hóa giải.
Gặp Nhị hắc (2) đáo môn sẽ gặp tật ách.
Gặp Nhị Hắc (2) và Ngũ hoàng (5) đến cung nào thì chỗ đó, hoặc người nhà tương ứng sẽ bị bệnh, công việc bị ách tắc, hay bị người làm khó, tài lộc tổn hao. Nằm ngủ tại cung có tổ hợp này sẽ mắc bệnh dị thường (không xác định được nguyên nhân).
Gặp Lục bạch (6) và Thất xích (7) đáo môn: Giao kiếm sát: sẽ bị tranh tụng, nam nữ cãi nhau, gia đạo bất hòa, dùng dương thủy để hóa giải.
Gặp Tam Bích mộc (3) và Nhị Hắc thổ (2) hoặc với Bát Bạch thổ (8) Đấu Ngưu sát: gây gỗ.
Thành môn :
Trong việc chọn tọa-hướng cho nhà ở (hay phần mộ), ngoài những vấn đề đã được nêu ra thì còn cần để ý tới khu vực 2 bên phía trước như thế nào để có thể dùng bí quyết của “Thành môn”.
Thành môn, tức cổng thành, là nơi ra, vào thành cũng là chỗ dẫn nước ra, vào ở phía dưới. Cho nên Thành môn chính là cửa ngõ để vào huyệt, hoặc nơi thủy đến, thủy đi, thủy hội tụ ở 2 bên phía trước. Đối với nhà cửa thì nếu khu vực đó có ngõ rẽ vào nhà hay ngã ba, ngã tư, ao, hồ, biển, hoặc chỗ 2 dòng sông tụ hội… thì những nhà đó được xem như có Thành môn.
Thành môn cũng được chia ra làm 3 loại như sau:
Thành môn chính: nằm ở những khu vực mà khi kết hợp với khu vực ở đầu hướng sẽ hợp thành những số Tiên thiên như 1-6, 2-7, 3-8, 4-9.
Thí dụ: Căn nhà hướng NAM, có ngõ vào nhà nằm ở khu vực phía ĐÔNG NAM. Vì ĐÔNG NAM thuộc quẻ TỐN mang số 4, còn NAM thuộc quẻ LY mang số 9, hợp thành số Tiên thiên 4-9, nên ngõ vào nhà đó được coi là Thành môn chính.
Thành môn phụ: chỉ là những vị trí nằm bên cạnh đầu hướng, nhưng không có sự tương hợp thành những số Tiên thiên như ở trên.
Thí dụ: Nhà hướng NAM, nhưng có ngõ vào nhà ở khu vực TÂY NAM. Vì NAM là số 9, TÂY NAM là số 2, giữa 2 khu vực này không có sự tương hợp thành số Tiên thiên, nên đây là Thành môn phụ.
Thành môn ngầm: ngoài Thành môn chính (được gọi là “Chính mã”) và Thành môn
phụ (được gọi là “tá mã”), còn có Thành môn ngầm, nhưng cũng được chia thành 2 loại như sau:
Khi an vận bàn mà vận tinh Ngũ Hoàng tới 1 trong 2 phía bên cạnh đầu hướng. Nếu nơi đó có thủy hay cửa khẩu, ngõ ra vào… thì cũng được coi là Thành môn.
Thí dụ: nhà tọa TÝ hướng NGỌ (180 độ), nhập trạch trong vận 8, nên khi an vận bàn thì
vận tinh Ngũ Hoàng sẽ đến phía TÂY NAM. Nếu nơi này có ngã tư, ngõ vào nhà, ao,
hồ… thì được xem là Thành môn ngầm. Sở dĩ như thế là vì trong mỗi vận, khu vực có vận
tinh Ngũ Hoàng bao giờ cũng là khu vực của Linh Thần (xin xem lại bài “Chính Thần và
Linh Thần”), nên khi khu vực này có cổng, ngõ hay thủy khẩu thì được xem như Linh
thần đắc thủy, chủ đại vượng cho nhà cửa trong vận đó. Vì vậy nó mới được xem như 1
loại Thành môn mà thôi.
Khi các vận, sơn hay hướng tinh tới 2 phía bên cạnh đầu hướng, mà chúng lại kết hợp với địa bàn tại nơi đó thành các số Tiên thiên. Nếu khu vực đó có cổng, ngã ba, ao, hồ, núi cao… thì cũng được xem như có Thành môn.
Thí dụ: nhà tọa CANH, hướng GIÁP (tức hướng ĐÔNG, 75 độ), nhập trạch trong vận 8. Nếu an Vận bàn thì vận tinh số 6 tới hướng. Bây giờ nếu muốn an Hướng bàn thì lấy số 6 nhập trung cung xoay nghịch (vì hướng GIÁP tương ứng với sơn TUẤT của số 6, là sơn âm nên xoay nghịch – xin xem lại bài PHƯƠNG PHÁP LẬP TINH BÀN) thì số 3 đến ĐÔNG BẮC. Vì ĐÔNG BẮC nằm bên cạnh khu vực đầu hướng của căn nhà, mà địa bàn của nó là số 8, nên khi gặp hướng tinh số 3 tới sẽ tạo thành cặp số Tiên thiên 3-8. Nếu nơi này có thủy hay cổng, ngõ vào nhà thì được xem là có Thành môn.
Đối với Huyền không Học, việc xác định Thành môn là 1 yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn phương vị tọa hướng cho ngôi nhà hay phần mộ. Bởi vì như Thẩm trúc Nhưng nói:”Thành môn là nơi then chốt để khí tiến vào huyệt”, hoặc như Bạch hạc Minh xem nó “giống như yết hầu của con người”. Cho nên Thành môn chính là nơi nắm giữ vận khí của chân long địa huyệt hay nhà cửa. Nếu nó tốt thì dù nhà cửa hay phần mộ có gặp hướng xấu, hay bị hung khí xung sát cũng vẫn bình yên, hoặc có thể hóa hung thành cát mà làm cho nhà đó vẫn vượng phát.
Riêng đối với những căn nhà đã lập phương hướng đúng phép mà lại còn đắc Thành môn thì chẳng khác nào áo gấm thêm hoa, tài lộc và nhân đinh sẽ hưng thịnh 1 thời. Cho nên sách mới có câu:”Bí quyết Thành môn là cực tốt (tối vi lương), cất nhà, lập mộ thì đại cát”.
Tuy nhiên, cách dùng Thành môn không phải cứ hễ thấy ở 2 bên đầu hướng có cổng, ngã ba, ngã tư hay sông nước là có thể xử dụng, mà còn phải theo những nguyên tắc căn bản sau đây:
Tọa-hướng nhà phải đồng Nguyên long với khu vực có cổng, cửa hoặc sông nước ở 2 bên đầu hướng. Điều này đã nói rõ trong bài “Phương pháp chọn hướng nhà (1)”, phần bàn về vấn đề thuần khí (chỉ có sự khác biệt là với vấn đề thuần khí thì có thể lấy được cả những cổng, ngõ, nơi có thủy… tại bất cứ khu vực nào, miễn là được đồng nguyên với hướng; còn Thành môn thì chỉ lấy được ở 2 phía bên cạnh hướng mà thôi).
Thí dụ: nhà tọa TÝ hướng NGỌ (180 độ), nhập trạch trong vận 8. Vì nhà này hướng NGỌ (tức hướng NAM), nên khi chọn Thành môn thì chỉ có thể lấy ở khu vực 2 bên của đầu hướng, tức là 2 phía ĐÔNG NAM và TÂY NAM. Do đó, nếu ở sơn TỐN thuộc phía ĐÔNG NAM, hoặc sơn KHÔN thuộc phía TÂY NAM có cổng, ngõ hay thủy khẩu thì nhà đó có Thành môn. Còn những khu vực THÌN, TỴ của ĐÔNG NAM, cũng như MÙI, THÂN của TÂY NAM tuy cũng nằm ở 2 bên hướng, nhưng do không đồng nguyên với tọa-hướng nên không thể lấy làm Thành môn.
Khu vực của Thành môn cũng phải đắc vượng khí của Phi tinh, có như thế mới hóa giải được khí xấu nơi đầu hướng, hoặc làm cho khí nơi đầu hướng càng thêm tốt đẹp. Nhưng muốn biết vượng khí có tới Thành môn hay không, thì không phải căn cứ vào Hướng tinh tại đó để xác quyết, mà phải xem Thành môn nằm tại sơn nào (trong 24 sơn)? Sơn đó trùng với sơn nào của vận tinh tới khu vực đó? Rồi mới đem vận tinh đó nhập trung cung, xoay chuyển theo chiều thuận (hay nghịch) tùy theo sơn của vận tinh đó là dương hay âm. Nếu số đến khu vực của Thành môn cũng tương đồng với đương vận thì tức là có vượng khí đến Thành môn.
Thí dụ: cũng lấy nhà tọa TÝ hướng NGỌ ở trên. Nếu an vận bàn của vận 8 thì vận tinh số 5 đến TÂY NAM, vận tinh số 7 đến ĐÔNG NAM. Vì phía TÂY NAM chỉ có sơn KHÔN có thể chọn làm Thành môn, mà KHÔN thuộc dương nên lấy 5 nhập trung cung xoay thuận thì 2 đến KHÔN, là tử khí trong vận 8 nên không thể dùng (tuy nhiên, vì vận tinh 5 tới phía TÂY NAM tạo thành cách “Thành môn ngầm”, nên lại là 1 cách khác). Kế đó, quay sang vận tinh số 7 ở ĐÔNG NAM. Vì chỉ có sơn TỐN mới có thể chọn làm Thành môn, mà TỐN trùng với sơn DẬU của số 7, là sơn âm nên lấy 7 nhập trung cung xoay nghịch thì 8 đến TỐN, là vượng khí của vận 8, nên nơi này có thể dùng làm Thành môn. Vì vậy, nếu phương TỐN của nhà này mà có cổng, ngõ vào nhà, thủy khẩu… thì tài lộc sẽ đại vượng.
Về mức độ tác dụng của các loại Thành môn thì Thẩm trúc Nhưng thường cho rằng Thành môn chính có tác dụng mạnh hơn Thành môn phụ, nhưng ông không nói gì tới hiệu lực của Thành môn ngầm. Tuy nhiên nếu nhìn thì cũng có thể thấy là tác dụng của Thành môn ngầm phải yếu hơn Thành môn phụ. Nhưng vì không phụ thuộc vào việc bảo vệ nguyên khí cho tọa-hướng, nên Thành môn ngầm không bị giới hạn trong phạm vi 1 sơn, mà có thể bao hàm hết cả 1 hướng.
Thí dụ: nhà tọa TÝ hướng NGỌ trong vận 8, khu vực phía TÂY NAM có vận tinh số 5 đắc Thành môn ngầm. Thành môn này có thể chiếm hết 3 sơn MÙI-KHÔN-THÂN của hướng TÂY NAM, chứ không bị giới hạn trong 1 sơn như những Thành môn chính hay phụ, nhưng tác dụng của nó cũng yếu hơn 2 loại Thành môn kia.
Ngoài ra, về thời gian ảnh hưởng của Thành môn đối với 1 căn nhà hay 1 địa huyệt thì tùy theo từng loại Thành môn mà sẽ rất lâu dài hay chỉ ngắn ngủi trong 1 vận.
Thành Môn Quyết :
THÀNH MÔN NHẤT QUYẾT TỐI VI LƯƠNG LẬP TRẠCH AN PHẦN ĐỊNH CÁT XƯƠNG (Bí quyết tốt nhất của Thành môn:
“Lập trạch định hưng vượng theo Phần mộ”
Khi đã biết được hướng của ngôi nhà thì có thể tìm thấy vị trí tốt “Thành môn quyết”, tại vị trí tốt lành này đặt đồ vật có thể chuyển động sẽ giúp cho vận khí của chủ nhà tốt hơn rất nhiều.
Phương pháp này dẫn dụng ba câu thơ trong “Đô thiên bảo chiếu binh”: Thành môn nhất quyết tối vi lương, thức đắc Ngũ tinh thành môn quyết, Lập trạch an Phần định Cát xương” (Tạm dịch: bí quyết Thành môn này là tốt nhất, biết được quyết thành môn Ngũ tinh, lập trạch định hương vịnh theo phần mộ).
Thành môn quyết có thể vận dụng trong Phong thuỷ của nhà ở và các toà nhà công nghiệp, thương mại đồng thời có thể sử dụng tròn Âm phần (Phần mộ). Bí quyết này chủ yếu dùng để tăng cường trạch vận, là một trong những phương pháp hướng tới Cát lợi Thành môn quyết phân thành hai đoạn: đoạn thứ nhất thuộc sơ cấp, đoạn thứ hai thuộc cao cấp, chỉ những tinh thông Nhai tinh thuật mới có thể vận dụng được. Phần này trình bày về đoạn thứ nhất, là Thành môn quyết sơ cấp.
Trong Phong thuỷ nhà ở, sử dụng Thành môn quyết đặt một số đồ vật tốt lành có thể giúp cho phong thuỷ của ngôi nhà thêm hoàn mĩ. Vậy những đồ vật nào là tốt lành? Trên thực tế có rất nhiều ví dụ:
Bể cá vàng: Nhờ vào động lực của cá vàng khi bơi trong nước.
Đồng hồ quả lắc: Nhờ vào động lực của con lắc đồng hồ khi nó dao động.
Vô tuyến: Nhờ vào động lực của tần quang, từ trường, dòng điện.
Ban thờ: Nhờ vào động lực sinh ra khi đang đốt hương:
Dàn loa: Nhờ vào động lực của từ trường, dòng điện sinh ra.
Máy điều hoà: Nhờ vào động lực do từ trường, dòng khí sinh ra.
Quạt gió: Nhờ vào động lực do từ trường, dòng khí sinh ra.
Dịch nói. “Cát hung là ở động” cư có vật, có động lực là có thể hướng Cát. Mặc dù biết rằng có những vật như trên là có thể hướng cát, nhưng chủ yếu nhất lại là phải tìm ra được vị trí của Thành môn quyết.
Thành môn giả, hướng thủ lưỡng bàng đã.
Học về Thành môn quyết, phải hiểu biết về Hà đồ (chú thích l).
Bài vè về Hà đồ: Nhất lục cộng tông, Nhị thất đồng đạo, cong trong Hà đồ cũng có tương hợp:
Nhất lục cộng tông chính là nhất lục tương hợp.
Nhị thất động đạo là nhị thất tương hợp.
Tam bát là Bằng: Tam bát tương hợp Tứ cửu là Hữu: Tứ cửu tương hợp .
Ngũ thập cư trung: Ngũ thập tương hợp
(Trong 5 câu vè thì câu thứ 5 không thể phối hợp trong Thành môn quyết, nên không cần phải tìm hiểu):
Mỗi một con số đại diện cho một phương vị (chú thích 2).
Nhật là Nhất Bạch tinh chủ phương Bắc, Lục là Lục bạch tinh chủ Tây Bắc, Nhất Lục công tông là phương Bắc và Tây Bắc tương hợp.
Nhị là Nhị hắc tinh chủ Tây Nam, Thất là Thất xích tinh chủ phương Nam, Nhị thất đồng đạo là Phương Tây Nam và phương Nam tương hợp.
Tam là Tam bích tinh chủ phương Đông, Bát là Bát bạch tinh chủ Đông Bắc, Tam bát vi bằng là phương Đông và Đông Bắc tương hợp.
Tứ là Tứ lục tinh chủ Đông Nằm, Cửu là Cửu tử tinh chủ phương Nam, Tử cửu là hữu
chỉ phương Đông Nam và Nam tương hợp.
Tương hợp chính là hữu tình, thuộc về Cát lợi.
Theo Thành môn quyết, Cát phương của Phong thuỷ nhà ở là do phương hướng nhận ra. Thành môn quyết mới: “Phương vị mà hợp với hướng chính là Cát phương của Thành môn quyết”. Ví dụ như là nhà của bạn là toạ Nam hướng Bắc, số phương vị của Bắc là nhất, Nhất lục tương hợp, Lục là phương Tây Bắc, phương Tây Bắc chỉ là Cát vị chỉ ra trong Thành môn quyết. Nếu nhà của bạn toạ Đông hướng Tây, số phương vị của Tây là Thất, Nhị Thất tương hợp, phương vị của Nhị là phương Tây Nam, phương Tây Nam chính là Cát vị của Thành môn quyết. Chỉ cần đặt các loại máy móc, đồng hồ quả lắc, bàn thờ… tại Cát vị của Thành môn quyết, tài vận của ngôi nhà sẽ tốt hơn trước rất nhiều. Một ví dụ có liên quan đến phương pháp này. Toà nhà toạ Giáp hướng Canh (Tọa Đông hướng Tây), mở cửa Tây vận từ năm 1984 đến 2003 là Thất vận. Toạ hướng này dù xét theo Nhai tinh ức hay là Huyền không đại quẻ đều không nên nuôi cá vàng.
Tác giả thử hỏi: “Ông Dư này, cá vàng của ông bắt đầu nuôi từ bao giờ đấy?”. Ông Dư trả lời: “Không nhớ nửa, khoảng hơn một năm”. Bà Dư lại nói tranh vào: “Tháng 4 năm ngoài lúc đó ông chủ của ông giới thiệu cho một thấy Phong thuỷ đến nhà xem xét cho, nói rằng, ở cửa mà nuôi cá vàng thì thì lất vượng tài”.
Tác giả thử kiểm chứng lại: “Từ khi bắt đầu nuôi cá vàng, có phải tài vận bắt đầu xấu đi? Phương vị này /à phương Tây. Vu quẻ chủ Nữ tính, nếu như có người tài vận sa sút thì có thể bà Dư đây là sa sút nhất đúng không?”
Lúc đó ông Dư mới liếc nhìn bà Dư một cái, bà Dư ngại ngùng nói: “Trước đây tôi chưa bao giờ đầu tư ngoại hối, năm ngoái gặp một người bạn cũ cô ta nói rằng ngoại hối có thể kiếm được rất nhiều tiền, ai cũng biết được đầu tư rồi mới mất đến cả vạn đồng. Bây giờ tôi không đầu tư ngoại hối nữa?”
Ông Dư nói tiếp: “Đặt bể cá vàng ở cửa không phải là được thuỷ Minh đường à? Nghe người ta nói thuỷ Minh Đường có thể mang đến tài lộc”.
Tác giả trả lời: “Trong nguyên tắc cách cục nội thất, nuôi cá vàng ở cửa là được thuỷ Minh Đường. Nhưng trong khoảng từ năm 1984 đến năm 2003, có một phương vị không được kiến thuỷ, đó là phương Tây. Phương Tây là chính thần, mở cửa đại cát nuôi cá ngược lại là Hung”.
Ngôi nhà này là toạ Đông, hướng cổ, hướng Tây, Tây và Tây Nam tương hợp, Tây Nam là cát vị Thành môn quyết của ngôi nhà đó. Tác giả nói với ông Dư: “Ông đặt bể cá vàng ở đây, đây là phương Tây Nam, cũng là Cát vị của Thành môn quyết”.
Tác giả lại chọn giúp ông dư một ngày tốt để chuyển bể cá. Tháng trước ông Dư mời tác giả đến dùng cơm, hoá ra là nhà ông ta từ khi chuyển bể cá đến Cát vị. Hàng bán được nhiều, lương lại tiếp tục tăng. Tác giả lại đề nghị ông Dư treo một chiếc đồng hồ quả lắc trên tường phía trên chỗ bể cá để tăng thêm Cát khí của Cát vị Thành môn quyết.
Bạn đọc nên nhớ những Cát phương mà Thành môn quyết nói đến đều hết sức tốt lành. Trong Thành môn của “Thảm thị Huyền không học” có nói: “Những người không may mắn mà có được một Cát trong Thành môn thì tiền sẽ có đủ để bù trang trải, những người đã giàu có thì lại càng thịnh vượng. Người ta gọi là khi rét cho than, tặng hoa cho người đẹp, Thành môn có cả hai khả năng ấy”.
Nhưng khi đặt các đồ vật hướng tốt lành ấy cần phải lưu ý một điểm ấy là bể cá vàng. Bể cá vàng tuyệt đối không đặt ở Chính thần phương (mời xem 22 phương pháp hóa giải sát khí vượng trạch sẽ biết) dù có hợp với Thành môn quyết cũng không được, trừ khi hợp với thiên cơ thì ngoại lệ. Những hương vị khác mà hợp thành môn thì có thể nuôi cá vàng:
Những vật phẩm khác như đồng hồ treo tường, đồng hồ đặt bàn, điều hoà không khí, vô tuyến chỉ cần hợp với Cát vị Thành môn là có thể đặt để tăng cường cát vận.
Học về Thành môn quyết cần phải biết nhà ở của mình toạ hướng như thế nào, nhiều khi của chính của ngôi nhà là hướng, xem thêm chú thích 3 sẽ rõ.
Phép mở cửa dùng “thành môn quyết”
Đối với những nhàởhoăc cơ sởkinh doanh cóhướng bi kiêṃ hướng, hướng không co
vương khítới hướng hoăc ̣oćvươn ̣g khítới hướng nhưng muốn mởthêm cửa phu tại ̣
những cung cóhướng tinh làsinh, tiến khíthìta cần dùng “thành môn quyết” còn gọi là
“bí quyết thành môn” đểmởcử a.
Điều cần lưu ýlàkhi dùng “ thành môn quyết”đểmởcử a phu ̣al̀vấn đềhoàhơp âm dương. Thídu:̣cử a chinh́ tai sơṇ dương thìcử a phu ̣tai sơṇ âm vàngươc lai.̣Cónhư thế thìmới đươc lâu dai,̀bằng không thíchỉđươc lúc đầu màthôi.
Ngoài ra còn một số trường hợp sau:
1)_ Nhàbi ̣kiêm hướng hoăc hướng không cóvương khi.́ Thídu:̣nhàGIÁ P hướng CANH vân 8. Khi an hướng baǹ thìtửkhítam bích(3) tới hướng. Nếu mởcửa taịCANH thìgăp tửkhí. Nay dùng bíquyết thanh̀ môn xet́ cung DÂU: Vân tinh 1 nhâp trung cung, DÂU làthiên nguyên, thiên nguyên của 1 làTÝ , TÝ tinh́ chất làâm nên 1 đi nghic ̣h, vương khí8 tới DÂU. Vây nếu mởcử a tai dâụ thìse ̃cóvươn ̣g khi ́tới cử a. Điều này se làm vương những nhà có hướng không vươṇg hoăc bi ̣kiêm hướng. Cần lưu ýcửa chi ̉để tron trong cung đó mà thôi, không nên cho lấn qua cung khác vìlúc đó âm dương lân lôn màmất đi cái tốt đep.
2)_ Nhàqua vân sau không còn vươn ̣g khi.́ Thídu:̣NhàTUẤT hướng THÌN vân 7 co
cửa taịTUẤT đươc vươṇg sơn vươṇg hướng, nay qua vân 8 thì7 trởthanh̀ thoaí khi. Nếu
cóđổi vân thìcũng không tốt đep vìtinh baǹ vân 8 tửkhí6 tới hướng. Nay không dùng
cửa taịTHÌN nữa màmởcửa khác taịTỐN (hoăc TY), dùng bíquyết thanh̀ môn với vân
bàn 8 nhâp trung cung, vân tinh tai ṬỐ N là7, TỐ N làthiên nguyên, thiên nguyên của 7 là
ĐOÀ I, ĐOÀ I âm nên 7 đi nghic ̣h, vươn ̣g khí8 tới TỐ N
3)- Nhà có hướng tinh là sinh vượng khí nhưng mở cửa không đúng cách thì cũng không nhận được vượng khí vào nhà mà làm ăn suy bại. Thí dụ: nhà tọa Càn hướng Tốn. Thay vì mở cửa ở Tốn hay Tị, nay lại mở ở Thìn. Xét cung Đông Nam vận 8 có vận tinh 7.
Thìn là địa nguyên long, Địa nguyên long của thất xích là Canh. Canh dương nên đi thuận thì tử khí lục bạch đến cung Thìn. Vậy nhà không nhận được vượng khí.
4)- Nhà Tuy không được vượng khí đến hướng nhưng nếu mở cửa có khí thành môn thì vẫn không đến nỗi suy bại. Thí dụ nhà tọa Thìn hướng Tuất vận 8. bị Thướng sơn hà thủy, có hướng tinh 1 đến hướng. 1 tuy là tiến khí nhưng còn xa. Nếu mở cửa tại cung Càn hoặc Hợi thì vẫn tốt đẹp một thời.
5)_ Nhàđảđươc cửa có vương khínay muốn mở thêm cửa phu tại ̣hướng có hướng tinh làsinh hoăc tiến khí. Thídu:̣NhàSỬU hướng MÙI vân 8. Tinh baǹ cóvương tinh 8 tới hướng, sao sinh khí9 tới hướng BẮ C. Nay muốn mởcử a tai ḄẮ C ta áp dung bíquyết thành môn. MÙ I thuôc đia nguyên long, đia nguyên long tai hượ́ng BẮ C làNHÂM. Vân
tinh tai ̣BẮC là 4, lấy 4 nhâp trung cung bay nghic ̣h (đia nguyên long của 4 làTHIN,̀tinh́ chất của THÌN làâm) vương khí8 tới NHÂM. Đểýta thấy tinh́ chất của MÙI làâm và tinh́ chất của NHÂM làdương.
“Thành môn quyết”
Để tìm cung có vượng khí trong nhà hầu đặt bếp hoặc đặt thủy kích tài, Ta cũng cần dùng “bí quyết thành môn”.
Trong vận 8 này các cung có vượng khí theo “thành môn quyết” là:
Hướng Nam: Ngọ, Đinh
Hướng Tây Nam: Mùi
Hướng Tây: Dậu, Tân
Hướng Tây Bắc: Càn, Hợi
Hướng Bắc: Nhâm
Hướng Đông Bắc: Sửu
Hướng Đông: Giáp
Hướng Đông Nam: Tốn, Tị
Thí dụ: Nhà Nhâm hướng Bính vận 8. Cung Đông Bắc có (1-6), nay muốn đặt nước kích tài thì cung đặt nước có tác dụng mạnh nhất là trong cung Sửu. Hướng Bắc có cặp (8-8), nay muốn đặt bếp thì vị trí tốt nhất là cung Nhâm. Đối với các vật khí khác cũng vậy…