CÁC CÁCH ĐOẢN MỆNH CHẾT YỂU TRONG TỬ VI

CÁC CÁCH ĐOẢN MỆNH CHẾT YỂU TRONG TỬ VI

CÁCH THỌ YỂU CỦA SAO YỂU THỌ

  1. Cách yểu của trẻcon:
  2. Giờ kim sà: Phạm giờ kim sà, triển vọng của đứa trẻ rất bấp bênh. Cho dù có sống cũng hết sức khó nuôi vì đau yếu luôn luôn. Nếu Bản Mệnh đứa trẻ bị cha (hay mẹ) khắc hành, thì càng khó sống.

Cách tính giờ kim sà rất phức tap:

– dùng cung Tuất, kể là năm Tý, đếm theo chiều thuận đến năm sinh;

– đến cung nào, kể cung đó là tháng giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh;

– đến cung nào, kể cung đó là mùng một, đếm theo chiều thuận đến ngày sinh;

– đến cung nào, kể cung đó là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh thì dừng lại ở cung này.

Nếu là trai, mà cung này là cung Thìn hoặc cung Tuất thì phạm giờ kim sà. Còn nếu cung này là cung Sửu hay Mùi thì phạm vào bàng giờ.

Nếu là gái, mà cung này là cung Sửu hoặc Mùi thì phạm giờ kim sà, còn nếu rơi vào cung Thìn hay Tuất thì chỉ phạm bàng giờ.

Trong các trường hợp phạm giờ kim sà, trai hay gái, dễ yểu trước 13 tuổi. Còn nếu chỉ phạm bàng giờ thì có cơ may tồn tại, nhưng sẽ hết sức khó nuôi. Tuy nhiên, nếu Bản Mệnh đứa trẻ bị Bản Mệnh người mẹ hoặc người cha khắc thì ít hy vọng, đứa nhỏ sẽ có thể yểu, sau nhiều lần đau yếu. Tuy nhiên, trong trường hợp có hy vọng tồn tại, còn phải xem thêm các sát tinh thủ Mệnh đứa trẻ để quyết đoán cho chắc chắn.

  1. Giờ quan sát: Phạm giờ quan sát, trẻ con hoặc hay đau yếu, hoặc bị tai nạn bất ngờ đe dọa sinh mệnh. Cách tính chỉ dựa theo giờ, tháng sinh theo bảng dưới đây:
Tháng sinh 1 7 2 8 3 9 4 10 5 11 6 12
Giờ quan sát Tỵ Hợi Ngọ Mùi Sửu Thân Dần Dậu Mão Tuất Thìn

 

Cần lưu ý rằng tai nạn sơ sinh có ảnh hưởng sâu rộng đến tính nết đứa trẻ. Thông thường, tai nạn đó khiến đứa trẻ sau này rất ngỗ ngược, liều lĩnh, ngang tàng.

  1. Giờ tướng quân: Phạm giờ này, trẻ hay bị bệnh, đặc biệt là ghẻ lở và thần kinh không quân bình, thẻ hiện bằng tính khóc hoài không nín, khóc rất dai. Tuy nhiên, tính mạng đỡ lo, có hy vọng tồn tại nhiều hơn hai giờ kim sà và quan sát. Cách tính giờ tướng quân theo mùa và giờ sinh theo bảng dưới đây:
Mùa sinh Xuân Hạ Thu Đông
Giờ 1-1 đến 30-3

Thìn – Tuất – Dậu

1-4 đến 30-6

Tý – Mão – Mùi

 

1-7 đến 30-9

Dần – Ngọ – Sửu

 

1-10 đến 30-12

Thân – Tỵ – Hợi

 

 

  1. Giờ Diêm vương: Phạm giờ này, trẻ con thường có nhiều chứng dị kỳ, như hay giật mình, hốt hoảng, trợn mắt, lè lưỡi, hầu như bị một ám ảnh nào lớn lao trong tâm trí mà đứa trẻ cơ hồ như ý thức được. Cách tính giờ Diêm vương theo tháng và giờ sinh như sau:
Mùa Sinh Xuân Hạ Thu Đông
Giờ diêm vương Sửu – Mùi

 

Thìn – Tuất

 

Tý – Ngọ

 

Mão – Dậu

 

 

  1. Giờ dạ đề: Phạm giờ này, trẻ chỉ hay khóc về đêm. Cách tính cũng dựa theo tháng và giờ sinh âm lịch:
Mùa sinh Xuân Hạ Thu Đông
Giờ Ngọ Dậu Mão

 

  1. Trường hợp Mệnh Không, Thân Kiếp: cho dù cả hai sao đắc địa cũng nguy kịch đến tính mạng, nhất là cung Mệnh hoặc cung Thân có Thiên Đồng, Thiên Lương hoặc Phá Quân tọa thủ, cho dù có cát tinh nào tốt đi cùng cũng vậy. Càng có thêm hung tinh, hao tinh, bại tinh, hình tinh, càng chắc yểu. Cung Phúc ở đây không quan trọng vì đối với trẻ mới sinh, 1 tuổi thì xem cung Mệnh. Dù Phúc có tốt cũng không đỡ nổi vì cung Phúc chỉ ứng vào 5 tuổi.
  2. Trường hợp Mệnh Kiếp, Thân Không:

Gặp Thiên Đồng hoặc Thiên Lương hoặc Phá Quân ở Mệnh hay Thân hội với Kiếp, Không thì yểu. Ngoài ra, nếu Mệnh vô chính diệu mà có Đào, Hồng và sát tinh khác hội tụ thì cũng chết non hoặc yểu sinh.

  1. Trường hợp xung khắc Bản Mệnh với người mẹ:

Nếu Bản Mệnh của Mẹ khắc Bản Mệnh con sơ sinh thì càng nguy kịch cho đứa trẻ. Nếu gặp thêm hai trường hợp trên thì chắc chắn không thọ. Nếu bị Bản Mệnh người cha khắc, không nguy kịch bằng.

  1. Những xung kỵ khác:

– Sinh năm Dần, Ngọ, Tỵ, Dậu vào bốn giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì tối độc.

– Sinh năm Dần, Hợi, Tỵ vào giờ Ngọ, Thân, Dậu, Hợi thì khắc cha, cha chết trước lúc con còn nhỏ tuổi nhưng nếu qua 16 tuổi mà chưa mồ côi cha thì sự hình khắc đó coi như tiêu tán và cha con có thể chung sống lâu dài được.

– Sinh năm Thìn, Tỵ, Sửu, Mùi vào giờ Tý, Ngọ, Mão, Tỵ, Hợi, Thân, Dậu thì khắc mẹ trước.

Ba loại xung khắc này phải được tính chung với ba cung Mệnh, Phúc và Phu để có thêm yếu tố xét đoán.

  1. Cách yểu của ngườilớn:
  2. Sự nghịch lý của Âm Dương: gây trục trặc căn bản và đa diện, tạo một yếu tố bất lợi cho cuộc đời nói chung và sự yểu nói riêng.
  3. Sự đối khắc giữa Bản Mệnh và Cục: rất quan trọng, tuy không hẳn là quyết định.
  4. Sự đối khắc giữa cung Mệnh và Bản Mệnh: trong trường hợp Mệnh vô chính diệu thì xấu.
  5. Sự đối khắc giữa cung Mệnh, chính tinh của Mệnh và Bản Mệnh: nếu cung Mệnh có chính tinh, cung an Mệnh khắc chính tinh đó rồi chính tinh đó khắc lại Bản Mệnh một lần nữa thì trực tiếp hại cho Bản Mệnh.
  6. Trường hợp bại địa và tuyệt địa của cung an Mệnh: rất bất lợi.
  7. Cung Phúc xấu: làm dễ yểu hơn nữa. Cung Phúc xấu trong những trường hợp sau:

– có chính tinh tốt, đắc địa mà bị Tuần hay Triệt hoặc cả Tuần lẫn Triệt. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là Âm, Dương đắc địa ở Sửu, Mùi cần gặp Kỵ, Tuần, Triệt mới sáng lại;

– có chính tinh (tốt hoặc xấu, nhất là xấu) mà bị sát tinh nghịch cách xâm phạm. Số lượng sát tinh càng nhiều thì càng bất lợi. Nếu gặp hung, hao, hình, bại tinh thì đỡ hơn.

– không có chính tinh mà thiếu Tuần, Triệt trấn đóng;

– không có chính tinh mà thiếu Tuần, Triệt, Địa Không, Thiên Không hội chiếu;

– không có chính tinh mà bị xung chiếu bởi chính tinh hãm địa;

– cung Phúc ở bại địa và tuyệt địa;

– chính tinh của Phúc bị hành của cung khắc, chính tinh này lại khắc hành của Bản Mệnh;

Cần lưu ý rằng những bất lợi trên bổ túc thêm các bất lợi ở các mục trước. Nếu chỉ gặp riêng những trường hợp xấu của cung Phúc thì trước hết là yểu, hoặc là thọ mà nghèo hèn, hoặc là bị bệnh tật và họa nặng, hết sức bất lợi cho sự sống, hoặc có thể vì bệnh, họa, tật và nghèo đói mà tự tử.

  1. Cung Mệnh, cung Thân, cung Hạn cùng xấu: Gặp thêm ba cung này xấu, càng dễ yểu hơn. Cái xấu của ba cung này tương tự như cái xấu của Phúc. Hạn nào xấu nhất thì dễ yểu trong thời gian đó. Nếu Mệnh tốt, Thân xấu gặp Hạn xấu sẽ yểu trong thời gian của Thân và của Hạn. Nếu Mệnh xấu, Thân tốt gặp Hạn xấu có thể đỡ khổ hơn: nếu không yểu trong thời hạn của Mệnh thì có thể qua khỏi và sẽ hanh thông sau 30 tuổi, chỉ hiềm phải hết sức vất vả trong vòng 30 tuổi đầu, đặc biệt là trong vòng hạn xấu (cụ thể như nghèo, thất nghiệp, bệnh, họa, tang khó, mồ côi, tự lập …)
  2. Cung Tật xấu: cá nhân bất hạnh về sức khỏe, về yểu dù có phú, có quý. Trong trường hợp này, ba cung Phúc, Mệnh, Thân phải đặc biệt tốt mới quân bình ít nhiều cái xấu của Tật.
  3. Các sao yểu:
  4. Yểu cách của chính tinh:

Tử Vi: đi chung với Tham Lang thì giảm thọ, với Phá Quân thì phải ly hương mới sống lâu, với Tuần hoặc Triệt thì yểu, với Kình Đà Không Kiếp thì bị hãm hại. Yểu cách càng rõ nếu Tử Vi ở những vị trí bình hòa như Hợi, Tý, Mão, Dậu.

Liêm Trinh: đi với Thất Sát hoặc Tham Lang, Liêm Trinh chẳng những yểu mà họ hàng cũng có người chết sớm, bằng không cũng bị ác bệnh, tù tội, nghèo hèn, tha phương cầu thực. Đi với Phá Quân thì phải xa quê và vất vả mới thọ.

Thiên Đồng: đóng ở Dậu, Thìn, Tuất có nghĩa giảm thọ và xa cách họ hàng. Đồng cung với Cự Môn cũng yểu, hay bị quan tụng và tranh chấp nhau trong gia đình. Đồng cung với Thái Âm ở Ngọ cũng kém thọ và cô độc.

Vũ Khúc: giảm thọ nếu đồng cung với Thất Sát hay Phá Quân. Ngoài ra còn cô độc, rời tổ. Họ hàng cũng nghèo và yểu.

Thái Dương: đóng ở những cung ban đêm thì xấu: yểu và chết bi thảm, nhất là đối với người sinh về đêm. Ngoài ra, Âm Dương cùng hãm địa phối chiếu với nhau hoặc xung chiếu nhau cũng là yếu tố đối khắc vận mệnh quan trọng.

Thiên Cơ: xấu nếu đồng cung với Thái Âm ở Dần, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Thiên Phủ: ở Sửu, Mùi, Mão, Dậu thì không hay. Đồng cung với Tuần, Triệt, Không, Kiếp, Thiên Không càng bất lợi hơn vì những sao này giảm thọ.

Thái Âm: đóng ở những cung ban ngày với người sinh ban ngày, Thái Âm hãm địa kém thọ, nhất là đối với nữ. Nếu Âm đồng cung với Thiên Đồng ở Ngọ hay Thiên Cơ ở Dần thì cũng có nghĩa tương tự.

Tham Lang: bất lợi ở Tý, Ngọ hoặc khi nào đồng cung với Tử Vi, với Liêm Trinh (ở Tỵ, Hợi).

Cự Môn: không tốt ở Thìn, Tuất vì giảm thọ, hay bị quan tụng. Đi với Thiên Đồng cũng có ý nghĩa tương tự.

Thiên Tướng: xấu ở Mão, Dậu lúc thiếu thời, chỉ khi về già mới có may mắn.

Thiên Lương: giảm thọ ở Tỵ Hợi hoặc đồng cung với Thái Dương ở Dậu.

Thất Sát: đóng ở Thìn, Tuất hoặc đồng cung với Liêm Trinh, Vũ Khúc thì yểu và chết vì binh đao, hình ngục. Riêng ở Tý Ngọ, tuy kém Phúc, ly hương nhưng cũng còn có ít nhiều cơ may thọ.

Tất cả các sao ở những vị trí kể trên mà gặp thêm sáu sát tinh Kình, Đà, Không, Kiếp, Hỏa, Linh thì tuổi thọ nhất định giảm. Nếu cung Mệnh, Thân cùng xấu, yểu cách càng dễ đoán.

  1. Yểu cách của phụ tinh:

Địa Không, Địa Kiếp: hết sức tai hại lúc hãm địa, có hiệu lực quân bình hay lấn át cả Tử, Phủ. Lúc hãm địa, hai sao này có ý nghĩa xấu toàn diện có liên quan đến cái chết, cái nghèo, cái họa, cái bệnh, cái tật, tóm lại nó tượng trưng cho sự đổ gãy nặng nề, mau chóng và bất khả kháng (nếu thiếu cát và giải tinh). Đóng ở những cung Phúc, Mệnh, Thân, tác họa toàn diện đó sẽ kéo dài suốt đời, dưới nhiều hình thái hoặc một trong các hình thái kể trên. Con người càng lớn tuổi, hai sao này mạnh thêm với thời gian để gây họa, bệnh, tật hoặc đồng loạt trên nhiều phương diện, có thể xem như là họa vô đơn chí. Nếu đóng ở cung cường khác như Quan, Tài, Di, Phu Thê, hai sao này tác họa trên những lãnh vực này một cách không chối cãi. Đi với sát tinh hãm địa khác, Kiếp Không càng sát hại mạnh mẽ hơn. Đi với Đào hay Hồng cũng yểu.

Hỏa Tinh, Linh Tinh: là “đoản thọ sát tinh”, có hiệu lực làm giảm thọ, nhất là ở hãm địa. Nếu đắc địa thì mức thọ cao hơn. Đi chung với Kình, Đà hãm địa thì phải chết thảm, với Kiếp Không thì càng nguy kịch hơn.

Kình Dương, Đà La: giảm thọ nếu hãm địa và ly hương lập nghiệp vất vả. Đặc biệt ở Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Kình Dương ở Mệnh thì chết non. Đi với sát tinh kể trên, tai họa càng khủng khiếp. Riêng ở Ngọ, Kình thủ Mệnh ví như gươm kề cổ ngựa, rất dễ nguy kịch. Nếu gặp thêm Thất Sát, Thiên Hình, chắc chắn phải yểu tử và chết tang thương. Được cát tinh đi chung thì may rủi đi liền với nhau.

Kiếp Sát: chỉ khi nào thủ Mệnh, Kiếp Sát mới nguy kịch, có ý nghĩa giống như sao Địa Kiếp, chỉ giảm thọ, đặc biệt là vì một bệnh hiểm nghèo, sau một cuộc giải phẫu.

Ngoài những sát tinh kể trên, yểu cách còn do bại tinh góp phần tăng hiệu lực. Đó là các sao: Tang Môn, Bạch Hổ – Đại Hao, Tiểu Hao – Thiên Khốc, Thiên Hư – Bệnh, Bệnh Phù – Suy, Tử, Tuyệt – Thiên Thương, Thiên Sứ nhập hạn.

Hóa Kỵ, Đà La, Thiên Riêu: giảm thọ nếu đồng cung hoặc hội chiếu hoặc ở vị trí tam ám liên hoàn (Mệnh có một sao, hai bên giáp hai sao) hoặc đi cùng với Thái Âm, Thái Dương (sáng hay mờ). Hóa Kỵ chỉ tốt khi đồng cung với cả Âm Dương ở hai cung Sửu và Mùi.

Cô Thần, Quả Tú: đi với sao xấu, Cô Quả chỉ giảm thọ hoặc là cô độc.

Giải Thần nhập hạn: nếu cả đại tiểu hạn cùng gặp Giải Thần cùng với các sao xấu khác thì chắc chắn phải chết một cách nhanh chóng. Sao này chỉ hóa giải được nạn nhỏ. Gặp đại nạn, đại bệnh, Giải Thần là tử thần, làm chết một cách nhanh chóng. Sao xấu dù đắc địa hội với Giải Thần ở đại tiểu hạn cũng không cứu gỡ được nguy cơ này.

Xương, Khúc: báo hiệu chết non nếu ở Nô hoặc đồng cung với Liêm ở Tỵ, Hợi, Sửu, Mùi, Mão, Dậu; với Phá ở Dần. Yểu cách lệ thuộc vào hai lý do: tại họa nặng nề và bất kỳ xảy ra; bệnh hoạn nặng nề mà có.

  1. Cách thọ: Một cáchtổng quát, cát tinh đắcđịa nói chung đều cónghĩa thọ. Những cát tinhđó đóng ở Phúc vàThân thì càng hay.
  2. Thọ cách của chính tinh:

Tử Vi: thọ nhất là Tử Vi ở Ngọ và khi Tử Vi đồng cung với Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng. Tử Vi với Thất Sát thì kém hơn, nghĩa là cũng thọ nhưng phải ở xa quê cha đất tổ.

Liêm Trinh: thọ ở Dần, Thân, hoặc khi nào đồng cung với Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng.

Thiên Đồng: thọ ở Mão hoặc khi nào đồng cung với Thiên Lương hoặc Thái Âm (ở Tý) hay Tràng Sinh.

Thái Dương: chỉ thọ khi tọa thủ ở các cung ban ngày như Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, nhất là đối với những người sinh ban ngày và tuổi dương. Tại Sửu, Mùi, đồng cung với Thái Âm, cần phải có Tuần, Triệt, Hóa Kỵ đồng cung mới thọ.

Thiên Cơ: thọ ở Tỵ, Ngọ, Mùi và khi đồng cung với Thiên Lương hoặc Thái Âm (ở Thân) hoặc Cự Môn.

Thiên Phủ: thọ ở Tỵ, Hợi hoặc đồng cung với Tử Vi, Liêm Trinh, Vũ Khúc.

Thái Âm: chỉ thọ khi đóng ở các cung ban đêm như Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý nhất là đối với người sinh ban đêm, đặc biệt vào giờ có trăng lên và người tuổi Âm. Tại Sửu, Mùi cần có Tuần, Triệt hay Hóa Kỵ đồng cung.

Tham Lang: thọ ở Thìn, Tuất hoặc khi đồng cung với Vũ Khúc hay Tràng Sinh, ở Dần Thân thì kém hơn.

Cự Môn: thọ ở Hợi, Tý, Ngọ hoặc đồng cung với Thái Dương ở Dần, với Thiên Cơ ở Mão Dậu.

Thiên Tướng: thọ ở Tỵ, Hợi, Sửu, Mùi hoặc đồng cung với Tử Vi, Liêm Trinh, Vũ Khúc.

Thiên Lương: thọ ở Tý, Ngọ, Sửu, Mùi hoặc đồng cung với Thiên Đồng, Thái Dương (ở Mão) và Thiên Cơ.

Thất Sát: chỉ thọ ở Dần, Thân, nhưng với điều kiện phải ly hương; hoặc khi đồng cung với Tử Vi.

Phá Quân: thọ ở Tý, Ngọ nhưng phải xa quê.

  1. Thọ cách của phụ tinh:

Những phụ tinh có thọ cách độc lập gồm: Lộc Tồn, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Thiên Mã, Long Trì, Phượng Các, Ân Quang, Thiên Quý, Thiên Quan, Thiên Phúc, Tràng Sinh, Đế Vượng, Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Long Đức, Nguyệt Đức, Phúc Đức, Thiên Đức, Thiên Thọ.

Những sao thọ liên đới tức là cần có sao tốt khác đi kèm, gồm có: Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phù, Hữu Bật, Cô Thần, Quả Tú, Đào Hoa, Hồng Loan và Đà La ở Dần Thân vô chính diệu, không có Tuần Triệt đồng cung.

Tất cả sao, chính hay phụ tinh, kể trên muốn toàn nghĩa phải có thêm điều kiện: không bị Tuần, Triệt trấn thủ, không bị sát tinh đồng cung. Nếu phạm những cấm kỵ này, tuổi thọ bị giảm. Đặc biệt tại cung hạn của tuổi già – hoặc là cung Thân, hoặc là cung đại hạn, tiểu hạn – cách thọ phải vẹn toàn, đông đảo thì mới mong sống lâu được.