CHỮA BỆNH GIANG MAI Ở THANH HÓA

Bệnh giang mai là gì

Bệnh giang mai (tiếng Anh là Syphillis) là một căn bệnh truyền nhiễm lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh bị gây ra bởi một loại vi khuẩn tên là Treponema Pallidium. Thỉnh thoảng, bệnh giang mai còn được gọi là “kẻ bắt chước nguy hiểm” vì các triệu chứng của bệnh sẽ gần giống với những triệu chứng của các bệnh khác. Để xác định rõ và điều trị dứt điểm, người bệnh cần gặp các bác sĩ sớm.

bệnh giang mai ở nam giới
Các vết loét ở dương vật là dấu hiệu của bệnh giang mai ở nam giới
Phòng khám chuyên nam khoa uy tín Nhất Tại Thanh Hoá Thanh Hoá.  

PK DUY NHẤT TẠI THANH HÓA CÓ TIẾN SĨ NAM KHOA THĂM KHÁM 

TIẾN SĨ BÁC SĨ LÊ NGỌC HẢI – NGƯỜI ANH HÙNG TRONG THỜI KÌ CHỐNG DỊCH

Báo chí Viết về Bác sĩ: Xin mời Bạn đọc xem 2 link sau:

1. KINH NGHIỆM TRỰC CHIẾN TỪ MỘT BÁC SĨ VÀO NAM CHỐNG DỊCH

2. BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT VIẾT VỀ BÁC SĨ

LỊCH KHÁM BỆNH:

Tất cả các ngày, kể cả Thứ 7, Chủ Nhật & ngày nghỉ lễ.

Sáng: 7h30 – 11h30 ; Chiều: 14h00 – 17h30

Liên hệ qua zalo 0977 215 198
Hoặc inbox trực tiếp cho Phòng khám  http://zaloapp.com/qr/p/1s31zj8wfi0su

➡ Cách Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 5km.
Nằm gần tại TT Lưu Vệ. Gần Đường 1A đi vào 2km

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa. Ngay YODY Quảng Xương – Đường Quốc Lộ 1A rẻ vào đi thẳng 2km là đến phòng khám.

TÌM TRÊN GOOGLE VỚI TỪ KHÓA “PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HẢI NGOẠI” ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ CHỈ ĐƯỜNG! LINK ĐƯỜNG -> HTTPS://GOO.GL/FZHVVD

Bệnh giang mai ở nam giới có thể lây như thế nào ?

Bệnh giang mai ở nam giới hoàn toàn có thể lây lan qua việc tiếp xúc với các khu vực bị tổn thương như cơ quan sinh dục nam, cổ họng, hậu môn và trực tràng. Đặc biệt với những trường hợp nam giới quan hệ đồng tính, bệnh giang mai có thể lây lan qua hậu môn. Những người mắc bệnh giang mai nguyên phát hoặc thứ phát (ở giai đoạn đầu) đều có khả năng lây truyền bệnh cho người khác.

Tuy vậy, bệnh giang mai sẽ không thể lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như tiếp xúc với tay nắm cửa, bồn tắm nước nóng, dụng cụ ăn uống,… Cần phải hiểu điều này để tránh sự kì thị với những người mắc bệnh giang mai

Bệnh giang mai ở nam giới phổ biến như thế nào ?

Trong vài năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh giang mai ở nam giới đã tăng lên đáng kể, nhiều nhất vẫn là những trường hợp quan hệ tình dục đồng tính nam mà không có bất kì biện pháp bảo vệ nào.

Ngoài ra, có đến khoảng 20 đến 70% trường hợp nhiễm bệnh giang mai đồng nhiễm HIV ở nam giới. HIV có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc những viết thương, vết loét giang mai ở cơ quan sinh dục.

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới

Giang mai giai đoạn đầu

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai ở nam giới sẽ là sự xuất hiện của một hoặc nhiều vết loét. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhiễm bệnh cho đến khi các triệu chứng xuất hiện sẽ là khoảng từ 10 đến 90 ngày (trung bình là 21 ngày).

Vết loét ban đầu có thể xuất hiện như một miếng mụn nhọt nhưng sẽ nhanh chóng trở nên cứng hơn, tròn, nhỏ và không đau. Nếu vết loét xuất hiện ở sâu bên trong hậu môn sẽ rất dễ bị bỏ qua, tạo điều kiện cho vi khuẩn giang mai xâm nhập và tấn công cơ thể.

Vết loét có thể tự biến mất sau 3 đến 6 tuần dù có hoặc không điều trị. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị không phù hợp, bệnh có thể sẽ diễn biến sang giai đoạn thứ hai.

Giai đoạn hai

Giai đoạn hai của bệnh giang mai ở nam giới sẽ bắt đầu bằng triệu chứng phát ban trên da và những vết loét ở niêm mạc.

Tình trạng phát ban sẽ xuất hiện tại một hoặc nhiều vùng của cơ thể. Các nốt phát ban này xuất hiện tại nơi các vết loét nguyên phát đang có dấu hiệu lành hoặc sau khi các vết loét đã biến mất hẳn. Phát ban đặc trưng của bệnh giang mai giai đoạn hai có thể xuất hiện dưới dạng ở những nốt sần sùi, màu đỏ hoặc nâu đỏ ở lòng bàn tay hoặc bàn chân.

Tuy nhiên, những dạng ban khác cũng có thể xuất hiện trên các vị trí khác nhau của cơ thể. Bên cạnh đó, tình trạng phát ban của bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn hai rất mờ nhạt và bị bỏ sót.

Ngoài phát ban, các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn hai là

  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau họng
  • Rụng tóc loang lổ
  • Sụt cân
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn hai có thể tự khỏi mà không cần điều trị, điều này sẽ khiến cho người bệnh có tâm lý chủ quan. Nếu giang mai không được điều trị sẽ dẫn đến giai đoạn tiềm ẩn và tiến triển đang giai đoạn cuối.

Giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối

Giai đoạn tiềm ẩn ở bệnh giang mai bắt đầu sau khi các triệu chứng của giai đoạn hai biến mất. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng vẫn còn tiềm ẩn trong cơ thể và làm tổn thương đến các cơ quan nội tạng như não, mắt, dây thần kinh, tim, mạch máu, gan và xương khớp. Những tổn thương này có thể xuất hiện vài năm sau đó.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới trong giai đoạn cuối là:

  • Khó phối hợp vào cử động cơ
  • Liệt
  • Khả năng thị lực suy giảm dần
  • Mất trí nhớ

Ở giai đoạn này, nếu không được điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong ở người bệnh là rất cao

Mối liên hệ giữa bệnh giang mai và HIV

Các vết loét ở cơ quan sinh dục nam gây ra bởi bệnh giang mai sẽ làm cho việc lây nhiễm HIV qua đường tình dục trở nên dễ dàng hơn.

Những vết loét này phá vỡ hàng rào bảo vệ chống lại nhiễm trùng, và có thể chảy máu dễ dàng. Khi săng giang mai tiếp xúc với niêm mạc miệng và trực tràng khi quan hệ tình dục, chúng sẽ tăng khả năng lây truyền hoặc nhiễm virus HIV.

Ngoài ra, không chỉ bệnh giang mai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cũng sẽ tăng nguy cơ mắc HIV ở nam giới.

Chẩn đoán bệnh giang mai ở nam giới như thế nào ?

Để chẩn đoán tình trạng mắc bệnh giang mai ở nam giới, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra xem liệu người này có thật sự mắc bệnh giang mai hay không.

Hoặc các bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch ở các vết lở loét để quan sát dưới kính hiển vi. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ hỏi thăm về tiền sử bệnh của bệnh nhân cũng như một vài câu hỏi riêng tư về đời sống tình dục của người bệnh để tìm những nguy cơ mắc bệnh của bệnh nhân.

Điều trị bệnh giang mai ở nam giới như thế nào ?

Bệnh giang mai ở nam giới rất dễ chữa khỏi ở giai đoạn đầu. Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh penicilin đường tiêm để điều trị cho bệnh giang mai ở giai đoạn đầu khởi phát dưới 1 năm. Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh trên 1 năm, các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều và thời gian sử dụng thuốc phù hợp.

Đối với những người bị dị ứng với penicilin, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh khác để điều trị giang mai. Việc điều trị có thể tiêu diệt vi khuẩn giang mai hoàn toàn nhưng không thể chữa khỏi những tổn thương đã hiện diện ở các cơ quan khác.

Điều quan trọng là người bệnh cần gặp các bác sĩ thường xuyên để tầm soát bệnh giang mai nếu các hành vi tình dục của người bệnh khiến họ nghi ngờ rằng họ có nguy cơ cao bị giang mai.

Trong quá trình điều trị bện giang mai ở nam giới, người bệnh không được quan hệ tình dục trong thời gian này, vì bệnh có khả năng cao bị tái phát hoặc lây nhiễm. Ngoài ra, bạn tình của người bệnh cũng cần phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.