CÁCH TÍNH HẠN NĂM HẠN THÁNG HẠN NGÀY HẠN GIỜ

CÁCH TÍNH HẠN NĂM HẠN THÁNG HẠN NGÀY HẠN GIỜ

Tính Hạn Tháng:

Khởi từ cung tiểu hạn kể là tháng giêng đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh bắt đầu từ đó kể là giờ Tý theo chiều thuận đếm đến giờ sinh, lại bắt đầu từ đây kể là tháng giêng, cứ theo chiều thuận đếm từng cung là tháng giêng, tháng 2…
Thí dụ: người tuổi Kỷ Mùi, sinh tháng Tư, giờ Thìn, tiểu hạn năm Sửu

Tính Hạn Năm:

Tiểu hạn là vận hạn trong 1 năm. Chúng tôi đã có nêu cách ghi tiểu hạn, mỗi năm ăn vào 1 cung chánh và 3 cung chiếu. Cách tính như sau:
– Nếu năm sinh là Dần, Ngọ hay Tuất thì để tên năm sanh của mình vào cung Thìn, ở khoảng vành trong.
– Nếu năm sanh là Thân, Tý, Thìn, để tên năm sanh của mình vào cung Tuất.
– Nếu năm sanh là Tị, Dậu, Sửu, để tên năm sanh của mình vào cung Mùi.
– Nếu năm sanh là Hợi, Mão, Mùi, thì để tên năm sanh vào cung Sửu.
– Rồi cứ thế mà ghi các năm theo đúng hàng địa chi, mỗi cung một năm, Nam theo chiều thuận, Nữ theo chiều nghịch.

Hạn Ngày: Nhật Hạn

 

Luận đoán lưu Nhật là khởi ngày mồng 1 từ cung mệnh của lưu Nguyệt, ngày muốn luận đoán rơi vào cung vị nào đó, thì cung đó là cung mệnh của lưu Nhật, sau đó tham chiếu vạn niên lịch để tìm “can chi” ngày muốn luận đoán, thông qua can chi này để tính lưu diệu của lưu Nhật.

Ví dụ như tháng 4 cung mệnh (của lưu nguyệt) ở Tuất, tức là khởi ngày mồng 1 ở cung Tuất, đi thuận, nếu muốn tìm cung mệnh của lưu nhật ngày mồng 4, thì đếm thuận đến cung Sửu là được. Tra vạn liên lịch, tháng 4, năm Ất Sửu, can chi của ngày mồng 4 là ngày Nhâm Tuất, do đó lấy can chi “Nhâm Tuất” để tìm lưu diệu, như Thiên lương hóa Lộc, Tử vi hóa Quyền, Thiên phủ hóa Khoa, Vũ khúc hóa Kị, Lộc tồn ở cung Hợi, Mã nhật ở cung Thân, .v.v…

Nếu có tháng Nhuận, thì lấy nửa tháng đầu tính thuộc tháng trước, nửa tháng cuối tính thuộc tháng sau. Lưu nhật thì vẫn luân chuyển theo chiều thuận. Năm Giáp Tý đó Nhuận tháng Mười, từ ngày mồng 1 đến ngày 15 của tháng 10 nhuận là thuộc tháng Mười, từ ngày 16 đến ngày 29 của tháng 10 nhuận là thuộc tháng 11.

Ví dụ như lưu Nguyệt tháng 10 ở cung Dậu, tức cung này khởi ngày mồng 1 đếm thuận đến ngày 13 và ngày 25 thì trở về cung Dậu, đến cung Dần là ngày 30, vẫn đếm tiếp theo chiều thuận đến ngày mồng 1 của tháng 10 nhuận, tức là cung Mão làm cung mệnh của ngày mồng 1 tháng 10 nhuận. Muốn an lưu diệu thì phải tra vạn niên lịch để biết ngày mồng 1 là ngày Tân Dậu, vì vậy lấy can Tân để tra lưu diệu.

Còn ngày 16 của tháng 10 nhuận, thì khởi từ cung mệnh của tháng 11, tức là cung Tuất, đi theo chiều thuận. Lưu nguyệt dùng can chi của tháng 11, tức tháng Bính Tý, đối với lưu nhật đương nhiên vẫn dùng can chi của ngày đó.

 

Hạn Giờ: Hạn Thời

 

Tử Vi Đẩu Số tuy có phương pháp luận đoán “lưu thời”, nhưng khi luận đoán lưu thời, sẽ rơi vào tình trạng chi ly thái quá, nên phái Trung Châu ít dùng đến.

Phép tính lưu thời là khởi cung mệnh của giờ Tý ở cung Tý, khởi cung mệnh của giờ Sửu ở cung Sửu, .v.v… đến khởi cung mệnh của giờ Hợi ở cung Hợi. Nhưng can chi thì dùng ngũ Thử độn như sau:

– Ngày Giáp Kỷ khởi giờ Giáp Tý
– Ngày Ất Canh khởi giờ Bính Tý
– Ngày Bính Tân khởi giờ Mậu Tý
– Ngày Đinh Nhâm khởi giờ Canh Tý
– Ngày Mậu Quý khởi giờ Nhân Tý

Như đối với ví dụ trên, ngày Nhâm Tý khởi giờ Canh Tý, đến giờ Ngọ độn can là Bính, cung mệnh của lưu thời ở Ngọ, có Liêm trinh hóa Kị, còn có Kình dương bay vào cung mệnh, cho nên tai nạn giao thông xảy ra vào lúc 12 giờ 20 phút, là thuộc giờ Ngọ.

 

Lưu đại hạn: Quan Trọng

Mạng, Thân, Phúc, là nền tảng cuộc đời.
Đại hạn là nền tảng cuộc đời 10 năm.
Tiểu hạn báo những biến cố trong 1 năm.
Tuy nhiên, nếu chỉ xem như vậy thì chưa đủ để biết được hướng vận hạn của 1 năm, mà còn phải xem thêm Lưu đại hạn. Cái ý nghĩa của Lưu đại hạn được giải thích như sau: Trong khi đại hạn là nền tảng chính trong 10 năm, thì tiểu hạn cho biết vận trong 1 năm dựa trên nền tảng của đại hạn, nhưng còn Lưu đại hạn để cho biết cái hướng thật của đại hạn dành cho năm đó, có xem như vậy mới rành.
Thí dụ:
– Đại hạn báo 10 năm phát tài, giầu có.
– Nhưng không phải năm nào cũng giầu, vì đại hạn chỉ có biết trong vòng 10 năm có lúc giầu.
– Xét tiểu hạn: gặp một tiểu hạn có nhiều sao thịnh vượng phát tài, có thể cho rằng năm đó phát tài thật.
– Nhưng còn phải được xác nhận bằng cung Lưu đại hạn và các cung chiếu. Nếu Lưu đại hạn báo sự phát tài giầu có thật, thì kể như sự giầu có trong đại hạn báo cho năm đó. Nếu tiểu hạn tuy có những sao phát tài, nhưng Lưu đại hạn lại báo sự tán tài, nghèo khó, thì sự phát tài ở tiểu hạn chỉ nhỏ, ít thôi, không đáng kể, không phải là năm làm giầu.

Cách tính Lưu đại hạn
Khởi tính từ cung của Đại Hạn. Cung Đại Hạn báo hiệu cho 10 năm. Còn Lưu Đại Hạn thì tính từng năm:
Âm Nam, Dương Nữ
Lấy cung gốc đại hạn làm năm khởi tính.
– Lưu đại hạn năm đầu của đại hạn: chính là cung gốc đại hạn.
– Lưu đại hạn năm thứ 2 của đại hạn: chính là cung đối diện của cung gốc.
– Lưu đại hạn năm thứ 3 của đại hạn: là cung kế theo chiều thuận của cung vừa tính.
– Lưu đại hạn năm thứ 4 của đại hạn: trở về cung đối diện của cung gốc.
– Lưu đại hạn năm thứ 5 của đại hạn: là cung kế theo chiều nghịch. Cứ thế mà tính đi.
Thí dụ cụ thể: Tuổi Kỷ Mùi, Thủy Nhị Cục, đại hạn 52 (52 đến 61 tuổi) tại cung Thân, Lưu đại hạn năm 52 tuổi tại Thân, năm 53 tuổi tại Dần, năm 54 tuổi tại Mão, năm 55 tuổi tại Dần, năm 56 tuổi tại Sửu, năm 57 tuổi tại Tý, v.v…

Thí dụ cho Dương Nam, Âm Nữ, cũng tính như cách trên, nhưng sau khi lấy cung đối diện, chuyển sang 1 cung theo chiều nghịch, rồi mới lại đi theo chiều thuận.
Như tuổi Canh Dần, 23 tuổi, Dương Nam, Thủy nhị cục, đại hạn 22 ở cung Tuất thì lưu đại hạn 22 tuổi ở Tuất, 23 tuổi ở Thìn (đối diện), 24 tuổi ở Mão, 25 tuổi lại ở Thìn, 26 tuổi ở Tị, 27 tuổi ở Ngọ, v.v…

Những cách để xét đại, tiểu hạn
Xét đại tiểu hạn, có những cách để biết hay dở.
– Cung Hạn sinh cho hành của sao chính
– Hành của Cung sinh cho hành của Mạng
– Hành của sao chính sinh cho hành của Mạng
Được sinh tốt, khắc là xấu.
Đó là một cách đầu tiên để xét.
Kế đó, xét đến nhóm chính tinh của hạn có phải cùng loại với nhóm chính tinh của Mạng không. Nếu cùng loại là hạn tốt, không cùng loại là hạn xấu.
Cách xét thứ ba, là những sao xấu và những sao tốt. Nhiều sao tốt, nhiều sao xấu. Tuy nhiên, cũng còn nhiều chi tiết phức tạp để xét, thí dụ như gặp một sao thật xấu, thì vẫn phải chịu xấu, chỉ nhờ các sao khác gỡ được phần nào, ngoài ra, có thể có những sao giải. Cũng có những cách mà người giải đoán trông thấy, là có thể biết được sẽ có biến cố nào xảy ra trong năm. Có thể đoán trong chi tiết của tai nạn, xem là tai nạn gì, hoặc là việc tốt, là việc gì, rồi sau đó có thể tính ngày giờ của việc theo cách tính tháng, rồi tính ngày (sẽ trình bày sau).
Cũng để tính đại tiểu hạn, lại phải tính cả các sao lưu, hay là các phi tinh.

Các sao lưu
Đó là những sao lưu động, những phi tinh, gồm có:
– Lưu Thái Tuế.
– Lưu Tang Môn, Lưu Bạch Hổ
– Lưu Thiên Khốc, Lưu Thiên Hư
– Lưu Lộc Tồn, Lưu Kình Dương, Lưu Đà La.
– Lưu Thiên Mã
Mỗi sao lưu có những ảnh hưởng như nhau:
– Nếu gặp sao tốt thì làm cho tốt, hưng vượng: nếu gặp sao xấu, càng gây thêm họa hại.
– Đóng ở cung nào, thì tạo ảnh hưởng về cung đó. Thí dụ, Lưu Thiên Mã đóng ở Tử Tức, thì con cái có sự đi xa. Lưu Kình Dương đóng ở Phụ Mẫu thì cha mẹ có gặp những tai ách (dĩ nhiên, còn phải xem những sao giải của Phụ Mẫu) tức là chính số của đương sự, mới rõ được.
Chúng tôi đã xin trình bày về các yếu tố Đại tiểu hạn. xin quý bạn đọc theo dõi đề mục “Tự điển Tự Vi”, khi đến Đại Tiểu Hạn, chúng tôi sẽ xin trình bày cách chấm các sao lưu cho từng năm, và các cách để giải đoán về vận hạn.